Vì sao nói biển là "lá phổi" và "thận" của Trái Đất?

Biển là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống duy trì sự sống. Nếu chúng ta xem Trái Đất giống như cơ thể người thì ví biển là lá phổi và thận của Trái Đất là rất xác đáng. Vì biển không những tiếp thu khí CO2 trong không khí, tạo ra khí oxi mà còn có thể làm sạch và phân giải các chất có hại, tạo nên môi trường sinh sống tự nhiên cho loài người và các sinh vật khác.

Người ta ví biển và rừng xanh là hai lá phổi của Trái Đất. Con người và động vật đều cần khí oxi, biển là nơi cung cấp khí oxi lớn nhất. Diệp lục tố và các thực vật sống phù du trên mặt biển dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, chúng sẽ phát sinh phản ứng với nước và khí CO2 tạo thành các chất hữu cơ và khí oxi. Các thực vật biển hằng năm vẫn sản sinh ra 36 tỉ tấn khí oxi. 70% khí oxi trong không khí được sản sinh từ biển. Vì vậy những người sống ở biển cảm thấy không khí rất mới mẻ và trong lành.

Biển cũng là "máy làm sạch" lớn nhất trên Trái Đất. Nó giống như thận, lọc sạch và phân giải rất nhiều chất có hại. Vì biển có một thể tích vô cùng lớn, các dòng hải lưu chuyển động không ngừng, nước thuỷ triều lên xuống ngày đêm và sóng vỗ liên tục, do đó nó có khả năng tự làm sạch một cách phi thường. Vì biển nằm ở vị trí thấp nhất của bề mặt Trái Đất cho nên các vật phế thải do con người thải ra trực tiếp hoặc thông qua các dòng chảy của sông cuối cùng đều đổ ra biển. Biển giống như một máy làm sạch khổng lồ. Trong phạm vi khả năng của nó, nó sẽ làm loãng, phân giải các chất ô nhiễm và cuối cùng xoá bỏ chúng. Biển cả không những bảo đảm được mình trong sạch mà còn giúp loài người xử lí một lượng rác khổng lồ, Cho nên biển được người ta gọi là "người bảo hộ sự sống của Trái Đất".

Từ khoá: Biển cả; Khả năng tự làm sạch.

Việc thay máy tính đời mới là gì vậy?

Xã hội ngày càng tiến bộ, sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ, sản phẩm cũ bị đào thải và biến mất. Việc đổi mới đó vốn không phải mới mẻ hiếm hoi...

Ai là tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại?

Tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại tên là Hồ Minh Phục, ông sinh vào tháng 5 năm 1891 tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Năm 14 tuổi, ông thi...

Vì sao có người nói lắp?

Nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức và đau khổ. Có một số người nói lắp, khi nhìn thấy người khác đọc lưu loát hoặc nói rất hùng hồn, còn bản thân...

Vì sao khi thực hiện các phép toán lại chia thành ba cấp?

Các phép toán số học được chia làm ba cấp: phép cộng, phép trừ là cấp một, phép nhân, phép chia thuộc cấp hai, phép luỹ thừa và khai phương thuộc cấp...

Tên lửa ánh sáng là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi ra những nguồn năng lượng mới. Năm 1953, một nhà khoa học...

Tại sao nước làm tắt lửa?

Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn. Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này...

Vì sao sợi tổng hợp hay bị xù lông, bị vón thành cục?

Trong vô số mặt hàng dệt may, hàng may bằng sợi tổng hợp hoặc có pha sợi tổng hợp được nhiều người ưa chuộng, sợi tổng hợp có nhiều ưu điểm: bền, khó...

Vì sao nửa bên phải của hướng tiến cơn lốc là nửa nguy hiểm?

Gió lốc (áp thấp) là trận không khí xoáy với tốc độ rất lớn. Nó không những có tốc độ quay nhanh mà toàn bộ còn chuyển động lên phía trước.

Tại sao loài cây sống dưới nước lại không bị thối rữa?

Bất kì loại cây nào cũng cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết. Song mỗi loại cây lại có tập tính sinh sống khác nhau, có loại cây cần nhiều nước,...