Tại sao gà thích ăn sỏi?

Đối với gà mà nói thì hạt thóc, hạt mạch... có thể được coi là "sơn hào hải vị" của chúng. Tuy nhiên, cho dù bạn dùng những thức ăn này để nuôi chúng, chúng vẫn thích mổ đông bới tây để tìm ăn những hạt sỏi và hạt cát.

Tại sao gà lại có tính khí kì lạ như vậy nhỉ? Thực ra, không phải là vì gà thích ăn sỏi, cũng không phải là vì gà có một dạ dày kì lạ có thể tiêu hoá được cát sỏi, chẳng qua là chúng muốn lợi dụng sỏi để giúp tiêu hoá thức ăn mà thôi.

Mọi người đều biết, con người hoặc động vật như chó, mèo..., trước khi thức ăn được tiêu hoá trong dạ dày, thường phải dùng răng nhai, nghiền nát thức ăn. Nhưng gà cũng giống như các loài chim khác, không có răng, cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn, và sỏi đã phát huy tác dụng được như vậy.

Khi chúng ta giết gà, sau khi mổ bụng, có thể tìm thấy, một bộ phận mà người ta gọi là mề, bộ phận này, về mặt động vật học gọi là dạ dày hay cơ túi cát, trong mề gà có chứa rất nhiều hạt sỏi nhỏ. Mề gà rất dẻo dai, còn vách trong của mề gà có một lớp da gấp nếp màu vàng và dẻo dai. Sau khi thức ăn vào đến mề gà, chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sỏi nhỏ. Mề gà là cái túi cơ rất dày. Dưới sự nhu động mạnh mẽ của mề gà, nhào này, nghiền này, góc cạnh của viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau, thức ăn rất nhanh chóng được nghiền thành hồ nát.

Huống hồ, thức ăn trước khi vào trong mề gà, đã nằm một lúc ở diều (chỗ phình to của thực quản) và tuyến vị (cái dạ dày ở phía trước mề gà) chịu tác dụng của nhiều loại dịch tiêu hoá, đã "gia công" sơ bộ thành thức ăn tương đối mềm.

Trong giới động vật, không chỉ có gà có thói quen ăn sỏi, chim bồ câu và các loài chim khác cũng có "tính khí" kì lạ này.

Vì sao từ bột gạo không thể sản xuất được loại thức ăn xốp như bột mì?

Gạo và bột mì là lương thực chính của người. Tuy cả hai đều chứa tinh bột nhưng thức ăn chế tạo từ hai loại bột gạo và bột mì lại khác nhau.

Vì sao giấy Tuyên lại đặc biệt phù hợp cho thư pháp Trung Quốc và hội hoạ?

Thư pháp Trung Quốc và hội hoạ là trong những tinh tuý về văn hoá truyền thống của người Trung Quốc. Ngoài sự khéo léo tinh vi của các nhà hội hoạ,...

Vì sao trên Mặt Trăng có nhiều núi hình vòng như thế?

Dùng kính viễn vọng quan sát bề mặt Mặt Trăng ngoài những đồng bằng rộng lớn và một số ngọn núi cao mà ta nhìn thấy, còn có thể thấy được rất nhiều...

Vì sao hút thuốc lá thụ động cũng nguy hại?

Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, điều đó toàn thế giới đều biết. Mỗi người hút một điếu thuốc lá, phải hít vào đến 200ml khói, mà mỗi mililit khói có...

Trái đất có bao nhiêu tuổi?

Qua một năm người ta tăng lên một tuổi. Một năm đối với con người mà nói là quãng thời gian không ngắn lắm, nhưng đối với lịch sử của Trái Đất thì...

Cậu bé Karl (Gauss) làm thế nào để tính tổng dãy số 1 + 2+ 3 +...+100?

Truyện kể rằng nhà toán học Đức Karl-Frederich. Gauss ngay từ lúc còn rất bé đã biểu hiện khả năng tính toán phi thường.

Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhung, không phải tất cả mọi nguời đều biết nguyên nhân của hiện tuợng ấy. “Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió”, còn các vật vô sinh thì không.

Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không?

Rất nhiều sinh vật, kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết. Đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận.

Tại sao các thanh ray đường sắt đều phải làm theo hình chữ I?

Tàu hoả chạy trên đường ray bằng thép đặt song song với nhau, ở phía dưới đường ray cứ cách một khoảng nhất định lại đặt một thanh tà vẹt gỗ to, vuông...