Vì sao ngỗng trời bay thành hình mũi tên?

Ngỗng trời là loài chim di cư trú Đông. Mùa thu hằng năm, từ quê hương Siberia, chúng kết thành đám lớn, bay đến phương Nam ấm áp. Trong hành trình dài, chúng tổ chức đội hình rất chặt chẽ, xếp hàng thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang, vừa bay, vừa không ngừng kêu “cạc, cạc”. Chúng làm gì thế nhỉ?

Thực ra, đây là một tín hiệu của chúng với nhau. Chúng dùng tiếng kêu này để chăm sóc lẫn nhau, kêu gọi nhau cất cánh bay hay hạ cánh nghỉ ngơi. Tốc độ bay đường xa của ngỗng trời là rất nhanh, có thể từ 69 đến 90 km / giờ.

Tuy ngỗng trời bay rất nhanh, nhưng thời gian đi về phương Nam cẩn khoảng 1 – 2 tháng. Trong cuộc phi hành đường dài, ngoài việc vẫy cánh, chúng còn biết lợi dụng luồng không khí chuyển vận tăng lên để bay lượn trong không trung, như vậy sẽ tiết kiệm được sức lực. Khi con ngỗng bay ở phía trước vỗ cánh tạo ra luồng không khí yếu, con ngỗng phía sau sẽ lợi dụng xung lực của luồng không khí này mà lượn trên không trung. Như vậy, từng con nối đuôi nhau, xếp thành đội hình mũi tên hoặc xếp thành hàng ngang ngay ngắn.

Ngoài ra, sự xếp hàng như trên của ngỗng trời cũng là một biểu hiện của bản năng hợp quẩn, có lợi cho việc phòng ngự kẻ địch. Đàn ngỗng trời lúc nào cũng do con ngỗng già có kinh nghiệm làm “đội trưởng” bay ở phía trước hàng ngũ. Những con ngỗng non hoặc yếu ớt đều xen vào giữa đội hình. Khi nghỉ ngơi bên vực nước tìm ăn cỏ, lúc nào cũng có một con ngỗng già có kinh nghiệm giữ vai trò “lính gác”. Nếu những con ngỗng trời bay đơn lẻ về phương Nam thì sẽ rất dễ gặp nguy hiểm do bị địch hại ăn thịt.

Vì sao khi viết chữ bằng mực xanh đen, màu xanh của nét chữ biến thành màu đen?

Khi bạn dùng mực xanh đen để viết chữ thì bạn sẽ thấy, lúc mới viết chữ có màu xanh, nhưng hôm sau sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đen. Tại sao vậy?...

Tại sao màn hình cảm ứng lại có phản ứng ngay khi ta chạm vào?

Thời gian đầu người ta muốn đưa tin hay phát lệnh cho máy tính thì phải ấn các phím của máy. Khi con chuột ra đời, người ta lại thích dùng con chuột...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Tàu phá băng hoạt động như thế nào?

Mùa Đông rét buốt kéo dài thường làm các eo biển, mặt biển ở phương bắc bị băng đóng kín, đường hàng hải ách tắc. Để tàu thuyền có thể ra vào cảng, người ta phải dùng đến sức nặng của các con tàu khổng lồ...

Vì sao Nhật Bản và quần đảo Hawai đặc biệt nhiều núi lửa?

Thái Bình Dương rộng lớn, chiếm 1/3 diện tích Trái Đất, Dưới đáy Thái Bình Dương có nhiều vùng lõm sâu trên 8.000 m.

Thế nào là hiệu ứng nhà kính?

Mùa đông ở phương Bắc đất đông giá, cây cỏ tiêu điều, nhưng ở trong nhà kính lại ấm áp như mùa xuân, cây dưa đầy quả, rau cỏ tốt tươi, quang cảnh tràn...

Tại sao cây cao su ba lá chỉ có thể trồng được ở phía Nam?

Trong cuộc sống của chúng ta, hầu như hàng ngày đều gặp gỡ với cao su, ví dụ ra khỏi nhà đi xe đạp, đáp ô tô buýt và cả lái máy kéo..

Tại sao gọi cây xương rồng Saguaros là “người khổng lồ” của sa mạc

Với chiều cao trung bình 9,1 đến 13,3 mét, có cây cao vọt lên tới 15,5 mét, xương rồng Saguaros nổi bật trên sa mạc hoang vắng với những thân cây cao...