Oxy trên Trái Đất có dùng cạn hết không?

Hằng ngày người và động vật trên Trái Đất đều hấp thụ oxy và thở ra cacbon đioxit. Mỗi ngày, mỗi người ở độ tuổi thành niên thở ra 400 lít cacbon đioxit.

Liệu có thể đến lúc nào đó toàn bộ lượng oxy sẽ sử dụng hết và thế giới sẽ biến thành thế giới của cacbon đioxit? Từ năm 1898, một nhà vật lý người Anh là Kelvin đã từng nói: "Do công nghiệp phát triển và nhân khẩu trên Trái Đất tăng nhanh, thì 500 năm sau toàn bộ lượng oxy sẽ bị dùng hết, loài người sẽ bị diệt vong".

Thật là nỗi lo trời sập! Bởi vì Kelvin chỉ xem xét vấn đề theo một chiều: Chỉ thấy sự tiêu tốn oxy và sự sinh cacbon đioxit mà không xét đến chiều ngược lại. Sự tiêu tốn cacbon đioxit và sự sinh ra oxy.

Nhà khoa học Thụy sĩ Silba đã tiến hành thí nghiệm sau đây: Ông tập hợp nhiều loại thực vật có chất diệp lục ngâm vào nước rồi đem đặt dưới ánh sáng Mặt Trời. Không lâu từ các lá xanh thấy thoát ra các bóng khí nhỏ. Silba đã dùng ống nghiệm nhỏ để thu thập các bóng khí. Những bóng khí là chất khí gì? Khi Silba lấy que diêm đã tắt ngọn lửa rồi cho vào ống nghiệm, que diêm bùng cháy sáng trở lại. Chất khí thu được chính là oxy, vì chỉ có oxy mới tiếp dưỡng sự cháy.

Sau đó Silba lại cho sục khí cacbon đioxit vào nước. Ông nhận thấy khí cacbon đioxit vào nhiều thì lượng oxy được thoát ra càng nhiều. Silba đã đưa ra kết luận sau đây: Dưới tác dụng ánh sáng Mặt Trời, thực vật sẽ hấp thụ cacbon đioxit làm chất dinh dưỡng và thải ra khí oxy.

Trên mặt đất có rừng biển bao la, ruộng đồng thênh thang chứa đựng điều bí mật sau đây: Thảm thực vật cây xanh hấp thụ cacbon đioxit trong không khí, cùng với nước do rễ cây hút từ đất đưa lên, các chất dinh dưỡng này sẽ tác dụng với nhau tạo thành tinh bột, glucoza... đồng thời cho thoát ra oxy, người ta gọi đó là "tác dụng quang hợp". Theo tính toán, lượng cacbon đioxit mà ba cây lớn hấp thụ trong một ngày bằng lượng cabon đioxit do một người thở ra mỗi ngày. Mỗi năm thực vật cây xanh trên toàn thế giới hấp thụ hàng tỉ tấn cacbon đioxit và để thoát ra lượng tương đương oxy.

Vì vậy Trái Đất không thể biến thành thế giới của cacbon đioxit. Theo các kết quả đo đạc trong mấy trăm năm trở lại đây thì hàm lượng cacbon đioxit quả là có tăng lên. Nếu chúng ta không chú ý đến việc bảo vệ môi trường, tuỳ ý phá hoại rừng sẽ làm cho lượng cacbon đioxit tăng quá giới hạn nhất định thì sẽ đem lại tai hoạ lớn cho loài người trong tương lai. Chúng ta phải luôn chú ý nỗ lực chống lại viễn cảnh xấu đó, đừng để điều đó xảy ra.

Có thể tẩy sạch màu trên gốm được không?

Đồ gốm là đồ dùng phổ biến cho mọi gia đình. Trên bề mặt đồ gốm thường có nhiều hình vẽ hoa văn khác nhau.

Tại sao trong thành phố cần có tỉ lệ diện tích đất xanh hóa nhất định?

Chúng ta biết rằng oxi là chất cần thiết cho sự sống còn của loài người trên địa cầu. Nếu không có oxi đầy đủ con người sẽ không thể sinh tồn.

Vì sao xuất hiện cầu vồng trên bầu trời?

Sau cơn mưa mùa hè mây đen tan hết, Mặt Trời hiện ra và trên bầu trời thường xuất hiện cầu vồng.

Tại sao một số xe đạp có thể thay đổi tốc độ?

Nếu đi xe đạp trên đường, bạn sẽ thường gặp trường hợp sau: Bên cạnh bạn luôn luôn có người đi xe đạp vượt qua, số lần đạp bàn đạp của anh ta ít hơn...

Vì sao màu sắc các sao khác nhau?

Màu sắc các sao khác nhau, đó không phải do ai vẽ nên mà quả thực màu sắc các sao muôn màu muôn vẻ.

Xuất xứ của kí hiệu bốn phép tính số học +, -, x, ÷ và dấu = ở đâu?

Mọi người đều rất quen thuộc với bốn phép tính số học và dấu bằng. Thế bạn có biết lai lịch của các kí hiệu này không?

Vì sao xuất hiện "phản ứng chênh lệch giờ"?

Những người đi xa để tham gia thi đấu, biểu diễn hoặc du lịch..

Vì sao phương pháp toán học không thể thay thế được thực nghiệm khoa học?

Mọi tri thức khoa học đều nhằm phát hiện, phát biểu, dự kiến các quy luật phát triển của sự vật. Các tính toán toán học và phương pháp suy luận là...

Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?

Do tiếp thu nguồn thức ăn nghèo nàn về protein và vi chất, các nhóm người và động vật sống trong vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo đã thích nghi theo...