Vì sao phải định ra Luật môi trường quốc tế?

Luật môi trường quốc tế là một bộ phận cấu thành của luật quốc tế hiện nay, hơn nữa nó đang trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng. Vì môi trường toàn cầu là một thể thống nhất nên một quốc gia nào đó nhằm lợi dụng khai thác môi trường hoặc bảo vệ, cải thiện môi trường nhất định sẽ ảnh hưởng đến môi trường của quốc gia khác, thậm chí gây ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu. Ngược lại việc bảo vệ và cải thiện môi trường toàn cầu sẽ đem lại lợi ích cho nhân dân tất cả các nước. Vì vậy đòi hỏi các nước phải hành động nhất trí và hài hòa với nhau. Luật môi trường quốc tế tiến hành điều chỉnh mối quan hệ quốc tế sản sinh ra do các nước tiến hành khai thác, bảo vệ và cải thiện môi trường, nó xác định những nguyên tắc và chế độ cơ bản các nước cần phải tuân theo.

Định ra Luật môi trường quốc tế không những có vai trò thúc đẩy rất lớn đối với bảo vệ môi trường toàn cầu mà còn thúc đẩy Luật môi trường của mỗi nước phát triển và khiến cho các Luật đó tiếp cận tương ứng với các Điều ước môi trường quốc tế. Thông qua các cuộc đàm phán Điều ước môi trường quốc tế và cuối cùng gia nhập Điều ước môi trường quốc tế, các nước sẽ nhận được những thông tin của các nước khác có liên quan đến môi trường, tất nhiên nước đó sẽ xây dựng được những luật tương ứng, thông qua các biện pháp thực thi để các Điều ước có hiệu quả. Như vậy Luật môi trường của mỗi nước cũng sẽ tận dụng được các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế và những chuẩn tắc quốc tế thông dụng khác.

Luật môi trường quốc tế bao gồm những Điều ước có tính song phương, đa phương hoặc tính toàn cầu, như “Tuyên ngôn môi trường nhân loại”, “Tuyên ngôn môi trường Nairôbi”, “Tuyên ngôn môi trường và phát triển Rio de Janeiro” nổi tiếng v.v... Đến năm 1994 đã có 173 Công ước và Hiệp định môi trường toàn cầu, nếu tính thêm cả những Hiệp định có phạm vi ràng buộc hẹp và những Hiệp định song phương thì có tất cả hơn 900 Công ước. Trung Quốc cũng đã kí kết hoặc tham gia hàng loạt Công ước và Hiệp định môi trường quốc tế. Những Công ước đó đề cập đến bảo vệ tầng ôzôn, bảo vệ tính sinh vật đa dạng, phòng ngừa toàn cầu sa mạc hóa, phòng ngừa khí hậu nóng lên, phòng ngừa rừng nhiệt đới bị phá hoại, phòng ngừa các chất thải nguy hiểm chuyển dời quá cảnh v.v... và những vấn đề về các điểm nóng môi trường toàn cầu hiện nay.

Từ khoá: Pháp luật; Luật môi trường quốc tế; Môi trường toàn cầu.

Tại sao đàn ông luôn bị cuốn hút bởi cùng một mẫu phụ nữ?

Trên thực tế, điều này không phải là do ngẫu nhiên. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những mẫu người có tính tương đồng về di truyền với chính bạn.

Vì sao cấm vận động viên uống thuốc kích thích?

Năm 1988, tại Thế vận hội ở Seun, vận động viên điền kinh Canada B.Jonhson tham gia chạy 100 m nam.

Giao lộ lập thể kết nối với nhau có những đặc điểm gì?

Giao lộ (ngã ba, ngã tư v.v.

Vì sao phải nghiên cứu mối quan hệ giữa cây trồng và khí hậu?

Cây trồng trong một năm trải qua các giai đoạn: mọc mầm, ra lá, nở hoa, kết quả, rụng lá. Năm này qua năm khác thường không thay đổi.

Vì sao chỉ cần xát nhẹ que diêm là cháy thành ngọn lửa?

Toàn thể que diêm là những chất dễ cháy: Đầu que diêm chủ yếu là antimon sunfua (Sb2S3) và kali clorat (KClO3). Thân que diêm bằng gỗ thông mềm hoặc...

Vì sao năng lượng điện hạt nhân lại có tương lai phát triển?

Hiện nay, rất nhiều quốc gia có nhà máy điện hạt nhân. Số quốc gia đang gia nhập vào danh sách này ngày càng nhiều...

Vì sao cục tuyết càng lăn xa càng to ra?

Cục tuyết càng lăn càng to thường được mọi người giải thích là dựa vào lực kết dính trong quá trình lăn. Tuyết lăn trên mặt đất sẽ dính vào và to ra.

Sự thật về các "học giả đần"

Bạn đã nghe nói về “học giả đần” chưa? Có lẽ bạn sẽ coi là chuyện bịa. Rõ ràng “đần” và “học giả” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập, đã ngu đần thì...

Vì sao cơ thể người không thể thiếu men, enzim?

Mời các bạn tiến hành một thí nghiệm lý thú sau đây. Cho một hai giọt cồn iot vào một bát nước cháo, lập tức trong bát cháo sẽ xuất hiện màu lam, đó...