Tại sao quả của trước khi chín thì lại cứng, xanh, chát, còn sau khi chín lại mềm, ngọt và thơm?

Có rất nhiều quả của thực vật trước khi chín và sau khi chín xảy ra những thay đổi như trò diễn ảo thuật, trước khi chín cứng, xanh chua, chát, sau khi chín sang mềm, đỏ, ngọt và thơm. Tại sao vậy?

Thực ra, độ cứng của quả chủ yếu được quyết định bởi sức kết hợp giữa các tế bào. Nhưng sức kết hợp này lại chịu sự ảnh hưởng của nhựa quả. Trong thời gian quả chưa chín, nhựa cây không tan vào nước, các tế bào thịt quả lại dính chặt, vì vậy quả hơi cứng. Cùng với quả dần dần chín, hoạt tính men keo quả trong thịt quả tăng, nhựa quả cũ bị chuyển hóa thành nhựa quả có thể tan trong nước, đồng thời chất canxi trong thịt quả cũng bị phân giải, như vậy, sức dính của các tế bào yếu đi, giữa các tế bào phân chia, cho nên quả chín ăn sẽ cảm thấy mềm xốp. Mà lúc này, nếu giữa các tế bào thịt quả vẫn còn giữ sức kết dính nhất định, thì độ cứng của quả liền tăng lên tương ứng, ăn vào có cảm giác ròn, ngon.

Quả trước khi chín thường có màu lục, tức là màu xanh mà chúng ta hay nói. Nhưng lúc chín, lại chuyển thành màu vàng, màu đỏ hay màu da cam. Các bạn biết trong cơ thể thực vật có chứa các sắc tố như chất diệp lục, carotin và chất quỳ. Quả chuối tiêu, quả táo, quả cam quýt khi còn non hàm lượng chất diệp lục trong thịt quả cao, quả đều có màu xanh, khi chín trong quả sẽ có một loại men gọi là men diệp lục sẽ không ngừng tăng lên, không ngừng phân giải chất diệp lục, khiến cho chất diệp lục dần dần mất đi.

Lúc đó chất carotin và chất quỳ tiềm ẩn ở trong quả thì dần hiện lên. Chất carotin lên màu vàng, màu da cam hoặc màu cam đỏ; chất quỳ lên màu đỏ. Cho nên quả biến thành màu vàng.

Khi quả chưa chín trong bào dịch của tế bào thịt quả tích trữ nhiều axit hữu cơ, vì thế có vị chua. Tất nhiên, mỗi loại quả chứa các loại axit hữu cơ khác nhau, ví dụ, cam quýt chứa axit xitric, táo chứa axit malic, nho chứa axit tartanic. Cùng với quả dần chín, hàm lượng axit hữu cơ trong thịt quả sẽ dần giảm đi, có quả chuyển thành đường, có quả tham gia với hô hấp tạo ra cacbon đioxit và nước, có quả sẽ thì lại bị một số ion trung hòa, như vậy vị chua của quả cũng giảm, vị ngọt sẽ tăng lên.

Ngoài ra, trong quả dưa chín trữ rất nhiều tinh bột. Trong quá trình quả chín, cùng với tác dụng hô hấp tăng, tinh bột chuyển hóa thành đường. Vì thế mà quả đặc biệt rất ngọt.

Quả chưa chín có vị chát, vì trong dịch tế bào có chứa chất tannic. Khi chất tannic bị oxi hóa thành peoxe không có vị chát, hoặc đông kết lại thành chất nhựa quả không tan trong nước, vị chát sẽ mất đi.

Bên cạnh đó, trong quá trình quả chín còn sản sinh ra một số loại mỡ và loại anđehit đặc biệt, chúng có tính bốc hơi. Vì vậy chúng ta sẽ cảm nhận được vị thơm của quả.

Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thẩn. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo...

Vận tốc của sao Chổi Halley là bao nhiêu km/s?

Cũng như Trái đất, sao chổi Halley cũng chuyển động trên một quỹ đạo quanh Mặt trời. Điểm khác biệt là quỹ đạo của Trái đất là hình elip gẩn tròn, còn...

Vì sao nông dân ở miên núi cũng bị bệnh cận thị?

Cận thị là tình trạng ánh sáng song song từ xa đến không tập trung thành ảnh trên võng mạc, ảnh sẽ nằm phía trước võng mạc. Do đó, bệnh nhân nhìn đồ...

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Vì sao khi đổ bộ vào đất liền thì cường độ của bão giảm xuống nhưng mưa lớn không ngừng?

Bão là vòng tròn khí lớn nhiệt đới xoay tròn dữ dội ở trung tâm khí áp thấp bao quanh. Sau khi đi vào đất liền, cơn bão chịu ảnh hưởng của ma sát mặt...

Thế nào là "Có thể tiếp tục phát triển"?

"Có thể tiếp tục phát triển” là chỉ sự phát triển “vừa thỏa mãn nhu cầu của con người hiện tại lại vừa không gây ra nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu...

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...

Thế nào là "thực phẩm xanh"?

Thập kỉ 60 của thế kỉ XX nền nông nghiệp thế giới đã phát sinh một cuộc cách mạng kĩ thuật. Phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh...

Tại sao cây liễu có khi sống giả, cây táo có khi chết giả?

Cây liễu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tính thích ứng khỏe, vừa chịu được khô lại vừa chịu được ẩm, còn có thể sinh trưởng ở nơi đất kiềm muối nhạt, và...