Đạo giáo đã nảy sinh như thế nào?

Đạo giáo (hay Lão giáo), Phật giáo và Hồi giáo (Ixlam) là ba tôn giáo lớn đã chiếm địa vị thống trị lâu đời ở Trung Quốc. Trong ba tôn giáo này thì Phật giáo và Hồi giáo du nhập từ nước ngoài. Chỉ riêng có Đạo giáo là tôn giáo đã được hình thành và phát triển ngay trên đất Trung Quốc.

Đạo giáo đã thuật phù thủy và phương thuật thần tiên lưu hành trong thời Cổ đại ở Trung Quốc. Người sáng lập ra Đạo giáo là Trương Đạo Lăng vốn ở đất Phong thuộc nước Bái (nay là huyện Phong tỉnh Giang Tô) thời Đông Hán. Ông đã từng là quan huyện ở huyện Giang Châu dưới triều Thuận Đế (năm 126-144 sau Công nguyên) đời Đông Hán. Ông đưa đệ tử tới Hạc Minh Sơn ở Tứ Xuyên để tu đạo. Vì những người nhập đạo phải nộp năm đấu gạo, cho nên đạo này có cái tên là "Ngũ đẩu mễ đạo" (Đạo năm đấu gạo). Đạo này thờ Lão Đam tức là nhà triết học cổ đại Lão Tử làm giáo chủ, tôn xưng Lão Đam làm "Thái thượng Lão quân", lại lấy sách năm nghìn chữ (tức cuốn Đạo đức kinh của Lão Tử) và Chính nhất kinh làm hai kinh điển chủ yếu.

Lão Tử cho rằng trước khi trời đất được hình thành, đã có tồn tại một vật chất nguyên thủy hỗn độn chưa phân tách, mà vật chất nguyên thủy này tức là căn nguyên hình thành vạn vật trong vũ trụ. Ông gọi thứ vật chất không biết tên này là "đạo”, mà những người theo Đạo giáo thì lấy "đạo" làm tín ngưỡng cơ bản và giáo nghĩa. Họ tin rằng con người ta trải qua một thời kì tu luyện nhất định, thì sẽ có thể trường sinh bất tử, trở thành thần tiên.

Sau khi Trương Đạo Lăng qua đời, con trai ông là Trương Hoành, và cháu ông là Trương Lỗ tiếp tục truyền đạo và tôn Trương Đạo Lăng làm "Thiên sư", vì thế đạo "Năm đấu gạo" cũng còn được gọi là đạo "Thiên sư".

Đến cuối đời Đông Hán, Trương Giác là người sau này trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân (Khăn Vàng), lại sáng lập riêng đạo Thái Bình, lấy kinh Thái Bình làm kinh điển chủ yếu. Ông dựa vào việc chữa bệnh để truyền đạo. Trong vòng mười năm trời, số tín đồ lên tới mười vạn người. Năm 184 sau Công nguyên, Trương Giác phát động khởi nghĩa, kết hợp với Trương Lỗ, trở thành ngọn cờ dẫn dắt nông dân và xây dựng nên hai giáo lớn của Đạo giáo trong thời kì đầu tiên.

Sang đến đời Đường, đời Tống, do sự đề xướng của các hoàng đế Đường Cao Tông, Tống Huy Tông, Đạo giáo dần dần được hưng thịnh.

Đến triều đại nhà Nguyên, phái Toàn Chân do Vương Trùng Dương sáng lập trở thành môn phái chủ yếu của Đạo giáo. Từ đấy về sau, đạo giáo chính thức phân thành hai giáo phái lớn: Chính Nhất và Toàn Chân.

Đến đời Minh và đời Thanh, Đạo giáo bắt đầu từ thịnh chuyển sang suy.

DIỆP QUẢNG SINH - LA DUẪN HÒA

Vì sao muỗi thích đốt người mặc đồ sẫm màu?

Đôi khi bên bàn ăn, bạn bị muỗi đốt chí tử, trong khi nhưng người khác vẫn bình an vô sự. Có thể bạn cho rằng máu mình "ngọt" hơn, nên chúng thích tìm đến. Thật ra, đó là vì màu quần áo bạn rất hợp "gu" của chúng.

Thế nào là hiện tượng tuần hoàn trong các dãy số?

Hiện tượng tuần hoàn khá phổ biến trong một loạt các dãy số, nếu ta chú ý một chút có thể phát hiện được các chu kì tuần hoàn trong các dãy số.

Tại sao cần xây dựng kiến trúc kiểu kim tự tháp?

Kim tự tháp là một trong bảy kỳ quan về kiến trúc của thế giới cổ đại, là một kiệt tác duy nhất còn lưu lại đến nay. Kim tự tháp là lăng mộ của các...

Tại sao bề mặt bên ngoài toà nhà Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông có rất nhiều hình tam giác?

Dải đất dọc theo bờ biển từ Loan Tử đến Trung Hoàn ở Hồng Kông là một trong những nơi tập trung các cơ quan tài chính tiền tệ thương nghiệp của Hồng...

Thế nào là mã vạch

Không biết bạn có chú ý là trên bao bì, hộp đựng nhiều thương phẩm như thuốc lá, rượu thường có bố trí một nhóm vạch xếp thành hình chữ nhật. Nhóm...

Vì sao giấy gói hàng (giấy bao xi măng) lại bền như vậy?

Chắc các bạn thường thấy ở các công trường xây dựng người ta chất các bao xi măng thành đống. Xi măng được đóng bao kín trong những bao làm bằng giấy...

Thông tin có thể trở thành tri thức không?

Khi bạn nói chuyện với một người bạn, nếu anh ta cứ thao thao bất tuyệt nói về một vấn đề nào đó từ các khía cạnh khác nhau, cung cấp cho bạn tình...

Vì sao trên không ở vùng cực Trái Đất có lỗ thủng ozon?

Tương truyền đời xưa Thủy thần và Hỏa thần gặp nhau, vì tranh quyền xưng bá thiên hạ nên sát phạt lẫn nhau. Thủy thần đại bại vì căm tức mà húc đầu...

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?

Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn...