Tại sao ở phía trong của đường ray trên cầu đường sắt phải đặt thêm hai thanh ray nữa?

Không biết bạn có nhận thấy như thế này không? Nếu bạn đi xe đạp vô ý bị ngã, bạn sẽ thấy so với chạy bộ mà bất ngờ bị ngã thì tai hại hơn gấp nhiều lần. Nguyên do, vì tích giữa khối lượng của cơ thể người với tốc độ xe đạp, trong vật lý học gọi là động lượng, lớn gấp nhiều lần so với tích giữa khối lượng cơ thể người với tốc độ chạy bộ. Nếu chẳng may mà tàu hoả đang chạy bị trật bánh, thì sức phá hoại của con tàu vừa to vừa nhanh sẽ lớn biết chừng nào. Đâm vào cây, cây đổ; đâm vào nhà, nhà sập; nếu đâm vào cầu bằng thép, thì cho dù các cấu kiện của cầu có to có khoẻ đến mấy, cũng khó tránh khỏi bị phá hỏng.

Vì vậy, khi thiết kế cầu đường sắt, ngoài việc thân cầu phải rất vững chắc, bảo đảm cho tàu chạy an toàn, ổn định, mặt cầu cần phải có biện pháp an toàn để ngăn ngừa sự cố tàu bị trật ray. Biện pháp an toàn đó là đặt thêm một thanh ray nữa ở sát phía bên trong và song song với đường ray, gọi là ray bảo vệ bánh xe. Tác dụng của ray là: Nếu không may mà tàu bị trật bánh ở đầu cầu hoặc trên cầu, thì khi bánh xe bên phải trật ra phía ngoài đường ray, thì bánh xe bên phải bị thanh ray bảo vệ chặn lại, khiến cho bánh xe lọt vào giữa hai thanh ray, mà không tiếp tục dịch chuyển theo chiều ngang. Tương tự như thế, nếu bánh xe bên trái bị trật ra ngoài đường ray, thì do tác dụng của thanh bảo vệ ở bên trong đường ray bên phải, nên tàu cũng không bị dịch chuyển theo chiều ngang nữa. Thiết kế đường ray như vậy không những bảo đảm, chạy tàu an toàn, mà cũng tránh được đoàn tàu bị trật bánh đâm hỏng cầu, hoặc bị lật tàu.

Vậy thì, có phải là mọi cây cầu trên đường sắt đều đặt thêm thanh ray bảo vệ hay không? Theo quy định của Cục Đường sắt Trung Quốc, thì chỉ những cầu tương đối dài và thân cầu rất cao mới đặt thêm ray bảo vệ bánh xe.

Máy tính đã hỗ trợ công việc chụp CT thế nào?

Chắc chắn bạn đã được nghe nói về việc chụp CT, nhưng bạn có biết CT là thiết bị kiểm tra y tế thế nào không? Và máy tính đã có hỗ trợ gì trong việc...

Tiếng hát từ sa mạc do đâu?

Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông...

Vì sao tuyết rơi cũng có lúc có sấm?

Có một tối đầu xuân, khu vực Trung, hạ lưu Trường Giang, Trung Quốc gió thổi ngược ù ù. Tuyết rơi mùa xuân rất ít gặp.

Vì sao khi thả cá vào trong bình hình cầu ta thấy cá bị biến hình?

Bạn có thích những chú cá vàng nhỏ không? Những người nuôi cá vàng thường thích thả chúng vào những cái bình nhỏ hình cầu.

Vì sao các bác sĩ phòng X-quang phải đeo yếm chì?

Tia X - quang hay còn gọi là tia Rơngen do nhà vật lý người Đức là Rơngen phát minh vào năm 1895. Loại tia bức xạ mắt không nhìn thấy này không chỉ...

Vì sao chim đậu trên dây điện không bị điện giật?

Dòng điện là dòng chuyển động của các electron qua dây dẫn. Nó luôn đi theo con đường dễ dàng nhất, tức là luôn tìm con đường ít điện trở nhất để chạy qua.

Vì sao lại có loại giấy đốt không cháy?

Người ta thường nói “dễ cháy như giấy" để chỉ tính dễ cháy của giấy. Khi gặp lửa, giấy sẽ bị cháy thiêu.

Vì sao trong sa mạc có nấm đá?

Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đầu”...

Vì sao gió thổi lên thường có trận to trận nhỏ?

Điều này phải bắt đầu bàn từ sự vận động hỗn loạn của không khí.