Tại sao máy tính đã có bộ nhớ chính lại phải có phần cứng lưu trữ?

Tốc độ truy cập của bộ nhớ chính trong máy tính rất nhanh nhưng dung lượng lưu trữ lại rất nhỏ, khi nguồn điện bị cắt thì các số liệu lưu trữ cũng sẽ mất đi tức khắc. Còn phần cứng lưu trữ thì tuy là tốc độ truy cập chậm hơn bộ nhớ chính, nhưng lượng lưu trữ lại lớn, nguồn điện bị mất nó vẫn tiếp tục lưu trữ. Bởi vậy có bộ nhớ chính rồi ta phải lắp đặt phần cứng lưu trữ để bù đắp mặt thiết sót của bộ nhớ chính. Khi phần cứng lưu trữ cung cấp số liệu cho bộ xử lí trung tâm thì nó trước hết chuyển số liệu cho bộ nhớ chính rồi mới lấy ra sử dụng từ bộ xử lý trung tâm. Như vậy là ta có thể tạo cho máy tính có được các chức năng là tốc độ nhanh và dung lượng lớn.

Phần cứng lưu trữ là bộ phận lưu trữ phụ trợ. Thường gồm bộ phận đĩa từ (gồm đĩa mềm và đĩa cứng), bộ đĩa quang và bộ đĩa từ, USB.

Bộ phận đĩa từ lưu trữ là một loại phần cứng lưu trữ tốc độ rất nhanh, đó là thiết bị chủ yếu của phần cứng lưu trữ. Bộ phận đĩa từ là đĩa được phủ lớp chất có từ tính rồi làm cho nó nhiễm từ theo cách thức xác định. Bộ lưu trữ đĩa từ có dung lượng lớn, năm 1998 thường dùng đĩa cứng cho máy vi tính có dung lượng 8 GB (1 GB = 1024 MB), bây giờ là 80 GB.

Phần đĩa quang là thiết bị truy cập số liệu theo phương pháp quang học, cũng gọi là bộ phận lưu trữ laze. Nó có dung lượng lưu trữ lớn, tốc độ gần với bộ phận lưu trữ đĩa từ, nhưng không dễ dàng viết số liệu vào. Bởi vậy, hiện nay sử dụng rộng rãi đĩa quang chỉ đọc (CD - ROM: viết tắt của compact disk - read - only memory - chú thích của người dịch). Dung lượng của nó chừng 650 MB. Dung lượng lưu trữ của đĩa quang có thể đạt tới hàng chục GB.

Dung lượng bộ lưu trữ bằng băng từ nhỏ hơn đĩa từ, thời gian lưu trữ cũng khá dài. Thế nhưng băng từ có thể cất giữ cách biệt với máy tính, và có thể dùng thay đổi cho máy tính khác. Nó thường được dùng để lưu trữ số liệu cần lưu trữ lâu dài và dùng làm thiết bị lưu trữ cho kho tư liệu. (Hiện nay, băng từ hầu như không còn được sử dụng làm bộ nhớ ngoài của máy tính nữa - btv).

Các nhà du hành sinh hoạt trong vũ trụ như thế nào?

Vũ trụ là nơi trọng lực rất bé, ở đó sinh hoạt của các nhà du hành khác xa trên mặt đất. Ví dụ ăn.

Sao Ngưu Lang và Chức Nữ có phải hàng năm gặp nhau không?

Chập tối mùa hè trên đỉnh đầu ta có một ngôi sao sáng, đó là sao Chức nữ. Cách sông Ngân Hà, phía Đông Nam sao Chức nữ nhìn sang một ngôi sao sáng...

Thuỷ tinh có thể thay thế thép hay không?

Vào năm 1940, lần đầu tiên người ta nói đến một thuật ngữ rất mới "thép thủy tinh”. Thép thuỷ tinh, về thành phần không có liên quan gì đến thép nhưng...

Vì sao đồng lại có nhiều màu?

Cho dù đồng không được sử dụng rộng rãi như sắt, thép, nhưng đồng có những ưu điểm mà sắt, thép không thể có được.

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo máy bay sải cánh về phía trước?

Các máy bay nói chung đều sải cánh ra phía sau, vậy thì có loại máy bay nào sải cánh về phía trước không? Tháng 9/1997, sân bay Giucôpski ở ngoại ô...

Khoảng cách thành phần ảnh và độ phân giải của bộ hiển thị có gì khác nhau?

Bộ hiển thị có rất nhiều chủng loại. Nhưng trong trường hợp cố định thì thường dùng bộ hiển thị đèn âm cực - CRT (cathode - ray tube).

Vì sao vận động viên lướt ván lướt trên mặt nước mà không bị chìm?

Nguyên nhân nằm ở tấm ván trượt mà các vận động viên mang dưới chân và tốc độ cao của ca nô kéo....

Siêu dẫn là gì? Siêu dẫn có tác dụng gì trong cuộc sống của con người?

Chúng ta đều biết rằng, đường dây điện mà chúng ta thường dùng là các loại dây kim loại bởi vì kim loại có tính dẫn điện rất tốt. Còn các vật liệu khác như gỗ, sứ, cao su...

Vì sao Trái đất tự quay lúc nhanh, lúc chậm?

Từ lâu mọi người luôn nghĩ rằng: Trái Đất quay đều quanh trục của mình, đại thể một vòng mất 23 h 56'. Trên thực tế không phải Trái Đất luôn tự quay...