Like
Share
Copy link
Trời xanh, mây trắng, hoa đỏ, lá xanh... Vạn vật hiện ra trước mắt ta như một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Nhưng có người vì không phân biệt được màu sắc mà cảm thấy mông lung, mờ nhòe, thậm chí chỉ thấy một vùng màu xám. Y học gọi hiện tượng này là "mù màu".
Màu sắc tuy thiên biến vạn hóa nhưng vẫn do 3 màu cơ bản đỏ, lục, lam trộn lẫn mà thành. Trên võng mạc có một loại "tế bào hình nón" rất nhạy cảm với ba loại màu này. Vì tất cả các màu khác đều do 3 loại màu cơ bản pha trộn theo những tỷ lệ khác nhau mà thành nên mắt có thể phân biệt được đủ các loại màu sắc.
Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà thiếu khả năng phân biệt màu đỏ, ta sẽ bị "mù màu đỏ", không thể phân biệt màu lục thì gọi là "mù màu lục"... Nếu cả ba màu đều không phân biệt được thì gọi là "mù toàn màu". Mù màu lam và mù toàn màu rất ít gặp.
Vậy mù màu phát sinh như thế nào? Điều này cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Người ta thường cho rằng đó là do di truyền.
Người mù màu không thể làm những công việc cần phân biệt màu sắc, chẳng hạn không thể lái ô tô vì không phân biệt được đèn xanh, đèn đỏ.
Tại sao đồng hồ con quay có thể xác định được phương hướng?
Có phải với thuyết topo, mặt cầu và mặt xuyến là như nhau?
Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?
Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?
Đa số động vật đều ngủ đông, tại sao hải sâm lại phải ngủ hè?
Vì sao con người phải thăm dò Hoả Tinh nhiều lần?
Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?
Nhà máy xử lí nước thải xử lí như thế nào?
Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?