Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong lịch sử. Sau khí Napoleon chết 150 năm, một nguồn tin đã gây sự chú ý mạnh mẽ cho cả giới khoa học: có người đã làm thí nghiệm với tóc của Napoleon và suy đoán rằng Napoleon đã chết vì bị đầu độc.

Một nhúm tóc của Napoleon đã được một vệ sĩ trung thành của ông âm thầm bảo tồn lại. 150 năm sau có người phát hiện ra nhúm tóc đó và đem đi xét nghiệm. Kết quả chứng tỏ trong tóc Napoleon có chứa asen rất cao. Một đặc trưng rất nổi bật càng gần thời điểm chết hàm lượng asen trong tóc càng cao. Do đó có thể suy đoán rằng Napoleon đã bị đầu độc bằng thạch tín.

Tuy sợi tóc đường kính chỉ có 0,05 – 0,125 mm, nhưng chứa hơn 20 loại axit amin cấu thành prôtein của cơ thể, ngoài ra còn chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm, chì, cadimi, niken, molipden, coban, mangan, phôtpho, lưu huỳnh, v.v.. hàm lượng của chúng trong tóc cao hơn rất nhiều so với hàm lượng trong máu. Các nguyên tố vi lượng trong tóc còn có thể trực tiếp phản ánh lượng chất mà cơ thể đã hấp thụ. Thông qua sự phân tích thành phần tóc có thể nhận được những thông tin sớm về một số bệnh nào đó. Ví dụ, trẻ em bị bệnh tiểu đường thì hàm lượng crôm trong tóc thấp; tóc của người bị bệnh thần kinh hàm lượng cadimi và mangan so với người bình thường thấp hơn nhiều, nhưng hàm lượng đồng và sắt lại rất cao. Tóc của người bị bệnh động mạch vành hàm lượng canxi so với người bình thường ít hơn 2/3. Kết quả điều tra của nhiều nước chứng tỏ: hàm lượng chì trong tóc của dân cư thành phố cao hơn nhiều so với người dân nông thôn. Những người sống ở nơi giao thông nhộn nhịp và những người làm công tác liên quan đến chì, hàm lượng chì trong tóc cũng rất cao. Dân cư sống quanh nhà máy luyện kim hoặc ở vùng có trữ lượng asen thiên nhiên phong phú thì hàm lượng asen trong tóc của họ cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Người miền biển vì thường ăn cá tôm nên hàm lượng thủy ngân trong tóc cao gấp mấy lần so với người nội địa. Các nhà khoa học Trung Quốc qua điều tra bệnh đột tử (một loạt bệnh có tính địa phương) phát hiện thấy trong môi trường địa phương đó phổ biến các vi lượng như selen và molip đen, còn những người bị bệnh đột tử trong tóc họ hàm lượng hai nguyên tố này rất thấp.

Các nguyên tố vi lượng trong tóc người có một hàm lượng bình thường, chúng ta có thể căn cứ vào đó để đo tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì tóc không ngừng mọc, cho nên hàm lượng các nguyên tố vi lượng ở các giai đoạn tóc mọc khác nhau cũng rất khác nhau. Do đó tóc không những có thể giúp ta phán đoán môi trường có bị ô nhiễm hay không và ô nhiễm đến mức nào mà còn có thể mách bảo với chúng ta ô nhiễm phát sinh từ khi nào. Những người làm công tác y tế môi trường đã gọi một cách hình tượng “tóc là băng ghi hình” về cơ thể bị ô nhiễm các kim loại nặng.

Tóc của Napoleon có chứa asen, nhưng giới y học không đồng ý vì thế mà kết luận Napoleon đã chết vì bị đầu độc. Thạch tín là một loại thuốc độc rất mạnh, nó có thể gây nên cái chết rất nhanh. Trong thời gian ngắn ngủi từ khi bị trúng độc đến khi chết, asen không thể xâm nhập vào một đoạn khá dài của tóc. Do đó có thể suy đoán rằng Napoleon rất có thể chết ở địa phương ngộ độc asen.

Kết quả điều tra chứng tỏ năm 1815 sau khi Napoleon chiến bại ở Oateclô đã bị giam lỏng ngoài đảo, 6 năm sau mới chết. Thực phẩm trên đảo và nước uống ở đó lại có rất nhiều asen.

Từ khoá: Nguyên tố vi lượng; Asen- Thạch tín; Giám sát đo lường.

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Tại sao đồng hồ con quay có thể xác định được phương hướng?

Tàu bè khi đi biển, máy bay bay trên trời đều cần phải biết phương hướng chính xác của mình.

Tại sao thực vật cũng phải thở?

Con người luôn luôn thở: hít khí oxi và thải khí cacbonic. Con người phải như vậy và các loài động vật như trâu, bò, ngựa, chó, lợn v.

Thế nào là dạy học từ xa?

Dạy học từ xa là một mô hình dạy học sử dụng mạng máy tính. Gọi là từ xa là vì giáo viên và học sinh có thể không cùng một trường, học sinh cũng có...

Vì sao một số cây nhiệt đới có rễ khí sinh?

Trên nhiều loại cây ở vùng Đông Nam Á, ta thấy rủ xuống những chiếc rễ lớn dạng tấm. Đôi khi là những sợi rễ dài, buông lòng thòng như dây thừng trong...

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Vì sao khi tuyết rơi thì ấm, tuyết tan thì lạnh?

Mùa đông khắp nơi bị giá rét tấn công. Giá rét là do những luồng không khí vừa lạnh, vừa khô từ phương Bắc tràn xuống phương Nam dữ dội.

Mặt trời có chuyển động không?

Mặt trời vừa chuyển động theo một quỹ đạo vừa tự quay quanh một trục, ở xích đạo. Mặt trời tự quay với chu kỳ 25 ngày / 1 vòng, còn ở các cực có chu kỳ là 35 ngày...

Vì sao cơm chan nước nóng không tốt cho tiêu hóa?

Ở Thượng Hải và một số vùng phía Nam Trung Quốc, rất nhiều người ăn sáng với cơm chan nước nóng, vì cách ăn này vừa nhanh, vừa đơn giản. Nhưng ăn cơm...