Tại sao máy tính lại có thể làm tốt công việc?

Một hệ thống máy tính làm việc bình thường phải có hai tài nguyên lớn là phần cứng và phần mềm. Tài nguyên phần cứng có: bộ phận chính của máy, bộ phận lưu trữ (bộ nhớ), bàn phím, chuột, bộ phận hiển thị và các máy in (máy vẽ, micro phim). Các tài nguyên này sở dĩ có thể làm việc nhanh, có trình tự và hiệu quả cao, phục vụ tốt là vì chủ yếu bên trong nó có một "ông đại quản gia". “Ông đại quản gia” này sẽ căn cứ vào các yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ rồi đưa vào chương trình đã lập sẵn để điều phối và chỉ huy các loại tài nguyên trong máy tính, khiến chúng làm việc nhịp nhàng và trình tự. "Ông đại quản gia" này chính là hệ điều hành mà ta vẫn thường nhắc tới. Hệ điều hành là tập hợp chương trình dùng để điều khiển và quản lý tài nguyên hệ thống, tiện cho người sử dụng máy tính. Nó là một trong những bộ phận rất cơ bản của tài nguyên phần mềm. Tác dụng chủ yếu của nó là quản lý bộ xử lí trung tâm CPU, bộ nhớ chính RAM, thiết bị cứng nhập cứng xuất, văn kiện dữ liệu và mạng; người dùng máy cùng hưởng tài nguyên, và sử dụng hợp lí tài nguyên; trợ giúp sự tiện ích của phần cứng nhập và phần cứng xuất, đơn giản hóa công việc xuất nhập; quy định giao diện của người sử dụng, phát hiện và xử lý các sai sót.

Gần đây hệ điều hành được sử dụng khá nhiều là Widows, Unix v.v. Người dùng chỉ việc sử dụng chính xác các loại lệnh của hệ điều hành, điều khiển các chức năng của nó cho đúng thì chương trình ứng dụng mà người dùng máy lập ra sẽ có thể tự động vận hành một cách tuần tự và nhịp nhàng hệ thống máy dưới sự chỉ huy thống nhất của hệ điều hành. Bởi vậy, chúng ta coi hệ điều hành là người quản lý tài nguyên của hệ thống máy tính, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là quản lý và điều hành tài nguyên của hệ thống máy tính.

Hệ điều hành trong hệ thống máy tính có mối quan hệ với tài nguyên phần mềm và phần cứng. Ta có thể minh họa bằng lược đồ sau:

Từ sơ đồ này, ta thấy hệ điều hành là tầng phần mềm đầu tiên liền kề với tầng tài nguyên phần cứng, nó tiến hành mở rộng lần đầu đối với tài nguyên phần cứng, đồng thời nó còn là cơ sở cho phần mềm khác vận hành.

Đa số động vật đều ngủ đông, tại sao hải sâm lại phải ngủ hè?

Mỗi khi mùa đông đến, không ít những động vật do nguồn thức ăn khan hiếm liền chui vào những nơi như hốc cây, lòng đất, hang động..., để ngủ đông.

Vì sao việc thường xuyên thở bằng miệng không tốt cho sức khỏe?

Hằng ngày, ta thở liên tục để hít khí ôxy và bài tiết khí CO2. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường gọi là thở.

Vì sao dự báo thời tiết cũng phải dùng máy tính?

Đài khí tượng dự báo thời tiết bằng nhiều phương pháp: ngoài dự báo bằng bản đồ ra, người ta còn dùng cả máy tính, loại công cụ hiện đại, để tiến hành...

Vì sao một ngôi sao chổi lại có mấy đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Rất nhiều người đã nhìn thấy nó có cái đuôi trên...

Vì sao lá cây có đốm?

Nếu bạn quan sát kĩ những cây xung quanh sẽ phát hiện thấy hiện tượng kì lạ: đó là lá của một số loài cây có đốm màu vàng, màu nâu, thậm chí là màu...

Huyết quản nhân tạo có thể thay thế cho huyết quản tự nhiên không?

Trong cơ thể người có mạng huyết quản phân bố khắp cơ thể. Máu theo huyết quản tuần hoàn trong khắp người và nuôi sống con người.

Tại sao thời tiết nóng lại ảnh hưởng tới việc máy bay cất cánh?

Mùa Hè là thời điểm mọi người có nhiều thời gian dành cho những chuyến du lịch cùng gia đình và bạn bè, nhưng thời tiết nóng nực có thể không phải là điều kiện thời tiết lý tưởng để máy bay cất cánh.

Tại sao vi sinh vật trong đất lại rất nhiều?

Nếu như từ trong một miếng đất màu mỡ, bạn lấy ra một ít đất đặt dưới kính hiển vi kiểm tra thì sẽ phát hiện có rất nhiều vi sinh vật hình thù kì lạ, đủ kiểu sống ở trong đất, tưởng như là đi vào trong một thế giới muôn màu muôn vẻ.

Vì sao trong động đá vôi, nhũ đá thì chảy xuống dưới còn măng đá lại mọc hướng lên trên?

Bạn đã từng nhìn thấy nhũ đá và măng đá chưa? Bạn có thể tới Quảng Bình, thăm Phong Nha-Kẻ Bảng, ở đó có rất nhiều nhũ đá và măng đá. Nhũ đá và măng...