Vì sao nước biển hằng ngày dâng lên hạ xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường?

Trên thế giới nước biển hầu hết mỗi ngày có một lần dâng lên, một lần hạ xuống. Ban ngày nước biển dâng lên gọi là triều, ban đêm nước biển dâng lên gọi là tịch. Nhưng bình thường triều và tịch đều gọi chung là triều.

Nước biển vì sao lúc dâng lên, lúc hạ xuống?

Nghe nói người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là nhà hàng hải Pytheas người cổ Hy Lạp. Về sau nhà vật lý Newton, Anh phát hiện lực vạn vật hấp dẫn cho nên đã làm sáng tỏ bí mật về thuỷ triều. Ngày nay người ta đã biết được nguyên nhân chủ yếu gây nên thuỷ triều là do sức hút của Mặt Trăng. Sức hút này là Mặt Trăng hút Trái Đất, cộng thêm lực ly tâm quán tính do Trái Đất tự quay hợp lại mà thành.

Hình vẽ dưới đây, khi Mặt Trăng nằm bên trên điểm A của Trái Đất thì lực hút của Mặt Trăng đối với điểm A và điểm B là lớn nhất, do đó thuỷ triều của hai điểm này đều rất mạnh, hơn nữa đều vuông góc với mặt đất cho nên thuỷ triều ở hai điểm này xuất hiện triều cường, còn ở điểm C và điểm D thì nước biển sẽ chảy về điểm A và điểm B, xuất hiện nước rút xuống.

Tương tự khi Mặt Trăng chuyển đến trên không của điểm C hoặc điểm D thì ở C và D xuất hiện triều cường, còn ở A và B nước triều xuống thấp.

Trái Đất mỗi ngày tự quay một vòng. Trong một ngày, bất cứ chỗ nào trên Trái Đất đều có một lần hướng về Mặt Trăng (điểm A), một lần hướng ngược lại phía Mặt Trăng (điểm B), cho nên nước biển phần lớn các chỗ trên Trái Đất mỗi ngày có hai lần dâng lên và hai lần rút xuống, đó gọi là bán nhật triều. Nhưng có một số chỗ vì nguyên nhân cục bộ nên trong một ngày chỉ có một lần thuỷ triều dâng lên, một lần rút xuống, đó gọi là toàn nhật triều.

Không những Mặt Trăng có sức hút đối với Trái Đất mà Mặt Trời cũng thế, tuy sức hút của Mặt Trời yếu hơn, chỉ bằng 5/11 của sức hút Mặt Trăng. Nhưng khi hai sức hút này trùng với nhau sẽ khiến cho thuỷ triều dâng lên mạnh. Ngày sóc (ngày 1 âm lịch) và ngày vọng (ngày 15 có lúc là ngày 16 thậm chí là ngày 17 âm lịch) hằng tháng Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc đó sức hút của Mặt Trăng cộng với Mặt Trời đặc biệt lớn, nên xuất hiện triều cường. Ngày thượng huyền (ngày 7, ngày 8 âm lịch) và ngày hạ huyền (ngày 22, 23) hằng tháng Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời không cùng nằm trên một đường thẳng mà làm thành một góc 90 độ với nhau, nên sức hút của Mặt Trời triệt tiêu một phần sức hút của Mặt Trăng, do đó triều yếu.

Sự dâng lên và rút xuống của nước biển có liên quan mật thiết đến sản xuất muối, nghề đánh cá và đi biển. Ngày nay người ta đã tìm được quy luật thủy triều của nước biển. Bất cứ ở đâu, bất cứ ngày nào đều có thể dự báo thuỷ triều chính xác. Nước thuỷ triều chứa năng lượng rất lớn, ngày nay người ta đã xây dựng những trạm phát điện thuỷ triều để phục vụ con người.

Vì sao Liên hợp quốc mở Hội nghị môi trường nhân loại?

Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, các nước phương Tây vì theo đuổi mục đích phát triển kinh tế nhanh, đã dùng phương thức “đầu tư cao” nên hình...

Vì sao có thể nói toán học là khoa học về quan hệ tức “quan hệ học”?

Toán học nói chung là tìm các mối liên quan giữa số và hình, thông qua các mối quan hệ đặc biệt để nhận thức các quy luật khách quan. Vì vậy chúng ta...

Làm thế nào để xác định được niên đại của đồ gốm đã được khai quật?

Ở các nơi khai quật được đồ gốm thường có một ít mảnh gỗ bị than hóa hoặc một ít tro than gỗ. Ngoài ra trong các ngôi mộ xây bằng vỏ sò thường có vỏ...

Ban ngày các ngôi sao "biến" đi đâu?

Nói đến sao người ta thường liên tưởng đến ban đêm tựa hồ sao chỉ ban đêm mới có. Vậy ban ngày các ngôi sao "biến" đi đâu?

Tại sao mạng lưới giao thông ở thành phố lại xây dựng với nhiều hình thức khác nhau?

Trước kia, ai đến Bắc Kinh cũng đều có một ấn tượng sâu sắc đối với mạng lưới giao thông của thành cổ Bắc Kinh: Phần lớn các con đường đều theo hướng...

Vì sao mắt một số người bị "tán quang"?

Người bị tán quang nhìn vật gì cũng mơ hồ không rõ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do độ cong của giác mạc biến đổi.

Vì sao không có sao Nam cực?

Sao Bắc Cực rất lớn, nhiều người biết, đó là điều dễ hiểu. Mặc dù những người sống ở Nam bán cầu tuy ít trực tiếp nhìn thấy sao Bắc Cực, nhưng với...

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Điện thoại nhìn được và điện thoại truyền hình là một chăng?

Nói tới điện thoại truyền hình, có thể bạn sẽ đoán nó là đời sau của sự kết hợp giữa ti vi và máy điện thoại. Sự ra đời của điện thoại truyền hình...