Tại sao rùa có tuổi thọ rất cao?

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là "sao lão thọ" (thọ tinh).

Vậy thì tuổi thọ của rùa rốt cuộc dài bao nhiêu năm vậy? Theo báo chí đưa tin, có một người ngư dân từng bắt được một con rùa biển, dài 1,5 m, nặng 90 kg, trên mai của nó có bám nhiều con hàu và đài tiên, dự đoán tuổi thọ dài 700 tuổi.

Con số dự đoán không thể phản ánh được chính xác tuổi thọ thực tế của rùa, có tài liệu ghi chép lại mới là tương đối chính xác.

Trong Viện bảo tàng tự nhiên Thượng Hải đã lưu giữ một con rùa lớn, trên mai của nó có khắc dòng chữ "năm thứ 20 Đạo Quang" (năm 1840). Đây rõ ràng là thời điểm để ghi lại sự việc. Năm này, Trung Quốc xảy ra cuộc Chiến tranh Nha phiến. Con rùa lớn này được bắt ở sông Trường Giang vào năm 1972, tính từ năm khắc chữ đến khi bắt được thì con rùa này ít nhất đã sống được 132 năm. Vậy thì tại sao tuổi thọ của rùa lại dài như vậy nhỉ?

Gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu bí mật trường thọ của rùa từ các phương diện như tế bào học, giải phẫu học, sinh lí học. Có nhà khoa học đã chọn một nhóm loại rùa có tuổi thọ tương đối dài và nhóm loại rùa khác có tuổi thọ không dài lắm làm tài liệu thử nghiệm so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm rùa có tuổi thọ tương đối dài có hằng số sinh sản tế bào khá nhiều, còn nhóm rùa có tuổi thọ không dài lắm có hằng số sinh sản tế bào khá ít. Điều này cho thấy, hằng số sinh sản của tế bào có mối quan hệ mật thiết với tuổi thọ dài ngắn của rùa. Có nhà khoa học cho rằng, sự trường thọ của rùa có quan hệ mật thiết với hành động chậm chạp, quá trình trao đổi chất tương đối chậm và cơ năng sinh lí chịu đói chịu khát của chúng.

Căn cứ vào quan sát và nghiên cứu, các nhà động vật học và các chuyên gia nuôi rùa cho rằng, rùa có đầu lớn, ăn chay, có tuổi thọ dài hơn so với rùa có đầu nhỏ, ăn thịt hay thức ăn tạp. Ví dụ, rùa tượng sống ở trên đảo nhiệt đới Thái Bình Dương và ấn Độ Dương là rùa sống trên cạn lớn nhất trên thế giới, thức ăn chủ yếu của nó là cỏ xanh, quả dại và cây bàn tay tiên (còn gọi là cây xương rồng bà), tuổi thọ rất dài, có thể sống trên 300 tuổi, là loài rùa trường thọ mà mọi người công nhận.

Tuy rùa là "lão thọ tinh" trong các loài động vật nhưng các loại rùa khác nhau thì tuổi thọ của chúng cũng dài ngắn khác nhau. Có loại rùa có thể sống trên 100 tuổi, có loại rùa chỉ có thể sống đến khoảng 15 tuổi. Cho dù một số loại rùa trường thọ, trên thực tế không thể đều "trường thọ trăm tuổi", bởi vì tính từ ngày chúng ra đời, tật bệnh và kẻ địch luôn luôn đe doạ đến sinh mạng của chúng.

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Làm thế nào để cố định khung gỗ nhiều cạnh?

Nếu bạn dùng đinh để đóng ghép ba thanh gỗ thành hình tam giác, thì hình dáng của khung gỗ này sẽ không thay đổi. Đó là nguyên lí “tính ổn định của...

Tại sao máy tính có thể "khám bệnh"?

Có thể bạn đã nghe nói, thậm chí còn tận mắt thấy các "bác sỹ máy tính". Ví dụ chuyên gia máy tính về bệnh gan, chuyên gia máy tính về bệnh dạ dày,...

Vì sao cùng là đồ dùng bằng gang thép mà chảo lại giòn, muôi lại dẻo, dao lại sắc?

Chảo nấu thức ăn, muôi, dao thái rau đều làm bằng thép. Tại sao cùng là đồ dùng bằng sắt thép cả nhưng chúng lại không giống nhau? Nguyên liệu dùng để...

Vì sao chó hay lè lưỡi?

Người có tuyến mồ hôi ở dưới da. Khi trời nóng, mồ hôi thoát ra, bốc hơi, làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể.

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm.

Việc thay máy tính đời mới là gì vậy?

Xã hội ngày càng tiến bộ, sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ, sản phẩm cũ bị đào thải và biến mất. Việc đổi mới đó vốn không phải mới mẻ hiếm hoi...

Quần áo trong thế kỷ XXI sẽ như thế nào?

Hiện tại quần áo mặc đã có nhiều ưu việt trong phạm vi chống lạnh, giữ ấm cho cơ thể. Màu sắc, kiểu dáng đã hết sức phong phú.

Tại sao ở vùng núi có nhiều loại thực vật hơn ở đồng bằng?

Các nhà thực vật học hay những người hái thuốc, thường thích đến những vùng núi, bởi lẽ, cây cỏ thực vật ở đây nhiều hơn hẳn dưới đồng bằng? Tại sao...