Sương muối được hình thành như thế nào?

Những ngày lạnh giá, gió nhỏ, trăng sao trong sáng, sáng sớm mở cửa sổ nhìn ra ngoài ta thấy trên nóc nhà, dưới bãi cỏ có một lớp tuyết trắng mỏng. Nếu bạn lật một viên ngói để nhìn có thể phát hiện thấy mặt dưới của nó cũng có một lớp sương muối trắng như tuyết.

Hằng năm cứ vào hạ tuần tháng 10, bóc lịch ta thường thấy ghi tiết “Sương giáng”. Chúng ta đã từng nhìn thấy tuyết rơi, cũng đã thấy mưa, nhưng có ai đã thấy được sương giáng? Sương muối có phải từ trên trời giáng xuống không? Ban ngày mặt đất vì bị ánh nắng chiếu rọi nên nhiệt độ không khí tương đối cao, nước trên mặt đất thường bốc hơi, như vậy khiến cho lớp không khí gần mặt đất luôn luôn chứa một lượng nước nhất định. Cuối mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân, ban đêm không khí lạnh giá, đặc biệt là những đêm không mây, không gió không khí giá rét tích tụ lại gần mặt đất. Khi lạnh đến dưới 0°C tiếp xúc với những vật lạnh thì hơi nước trong bộ phận đó sẽ bám vào vật thể kết thành tinh thể băng. Đó chính là sương muối. Vì sương muối là hơi nước ngưng kết trên mặt đất, không phải từ trên trời rơi xuống, cho nên dù ở đâu, chỉ cần có điều kiện ngưng kết thì nó sẽ hình thành, có lúc dưới mảnh ngói hoặc phiến đá cũng có thể nhìn thấy sương muối. Cho nên dùng từ sương giáng là chưa chính xác. Tuy nhiên tên gọi của tiết khí này đã truyền lại lâu đời, thành thói quen nên không cần sửa chữa nữa.

Những vật thể lộ thiên, điều kiện hình thành sương muối trong đêm mùa lạnh có khác nhau. Đồ sắt vì tỉ nhiệt nhỏ, sau khi nhiệt lượng khuếch tán dễ trở thành vật lạnh nên sương muối dễ xuất hiện, gỗ có thể khuếch tán nhiệt cả mặt trên và mặt dưới, hơn nữa có thể gác trên mặt nước nên gỗ ngậm hơi nước rất nhiều, do đó cũng dễ thành sương, gạch có nhiều đường nứt và khe rỗng tính năng cách nhiệt tốt, một khi gặp lạnh, nhiệt lượng của các vật khác khó truyền cho nó, cho nên hình thành sương muối rất chậm. Trên mặt đất hai mặt lá cỏ và lá cây đều có thể khuếch tán nhiệt, hơn nữa lá mỏng dễ bị làm lạnh cho nên cũng xuất hiện sương muối. Đất cày bừa tơi xốp vì không dễ hấp thu nhiệt dưới đất truyền lên cho nên bề mặt của nó dễ hình thành sương muối hơn đất vón chặt. Vì điều kiện hình thành sương muối của chúng khác nhau, cho nên sự xuất hiện sương muối của chúng trước sau cũng khác nhau.

Tăng trưởng có giới hạn không?

Chủ đề hiện nay của thế giới là hòa bình và phát triển. Phát triển là mục tiêu chung của toàn nhân loại.

Tại sao ngựa luôn vẫy tai?

Chỉ cần nhìn tai ngựa là biết được các sắc thái tình cảm khác nhau của nó. Nếu lại quan sát mũi, mắt ngựa, động tác soái đuôi của nó thì có thể hiểu được rất nhiều tình cảm khác của ngựa.

Ai là tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại?

Tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại tên là Hồ Minh Phục, ông sinh vào tháng 5 năm 1891 tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Năm 14 tuổi, ông thi...

Hương liệu từ đâu mà có?

Ở Trung Quốc, hương liệu đã sử dụng khá phổ biến từ thời nhà Ân, nhà Thương, nhà Chu (khoảng 3000 năm trước). Trong các mỹ phẩm trang điểm của phụ nữ...

Vì sao hàng dệt may bằng sợi tổng hợp hay bắn ra tia lửa?

Vào những hôm thời tiết khô hanh, khi bạn cởi các chiếc áo khoác làm bằng sợi tổng hợp, ví dụ sợi nitrilong chẳng hạn, bạn sẽ nghe thấy tiếng nổ "lép...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Vì sao tinh bột qua chảo dầu để lâu, khi ăn vẫn thấy ngon?

Qua kinh nghiệm thường ngày, bánh trung thu sau nhiều ngày bảo quản (thậm chí sau mấy tuần nếu bảo quản tốt) ăn vẫn thấy ngon, trong khi đó, bánh bao,...

Vì sao khi da bị va đập lại hình thành đám bầm tím?

Đi đường vấp ngã là việc bình thường. Có lúc không can gì, nhưng có lúc ngã xong, ngoài cảm giác đau, da còn bị sây sát và xuất hiện một đám bầm tím.

Điện thoại nội bộ là gì?

Ngày nay điện thoại là khá phổ biến. Các phòng làm việc hầu như đều mắc điện thoại.