Có phải các ngôi sao từ trên trời rơi xuống không?

Đêm trời trong, ngửa mặt lên trời ta sẽ thấy rất nhiều sao. Khi gặp may, ngẫu nhiên bạn còn có thể nhìn thấy những vệt sao sáng lướt qua bầu trời. Cho nên người ta thường hỏi: đó có phải là những ngôi sao trên trời rơi xuống không?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải tìm hiểu thực chất các ngôi sao là gì? Thực ra ban đêm những ngôi sao mà ta nhìn thấy đa số đều là các hằng tinh, Mặt Trời cũng là một hằng tinh thông thường như thế. Hằng tinh là một quả cầu bằng khí nóng bỏng, thể tích và khối lượng của nó đều rất lớn, hơn nữa tự nó phát sáng và phát nhiệt. Ví dụ Mặt Trời thể tích gấp 130 vạn lần Trái Đất, khối lượng gấp 33 vạn lần Trái Đất. Những hằng tinh như thế trong vũ trụ nhiều vô kể. Chúng dựa vào các phản ứng nhiệt hạch để phát ra ánh sáng và khối lượng nhiệt khổng lồ. Có rất nhiều hằng tinh trên thực tế còn sáng hơn Mặt Trời rất nhiều, chỉ vì chúng ở cách ta quá xa cho nên ta chỉ nhìn thấy chúng là những điểm sáng nho nhỏ mà thôi.

Rất rõ ràng các hằng tinh cách ta rất xa, hơn nữa đều chuyển động trong không gian vũ trụ theo một quy luật nhất định, cho nên chúng không phải dễ dàng rơi xuống đất.

Ban đêm, có lúc người ta còn phát hiện có những ngôi sao chuyển động chậm trên màn trời bên cạnh các hằng tinh cố định, đó chính là các hành tinh. Hành tinh là những thành viên chủ yếu của hệ Mặt Trời chúng ta. Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn (bao gồm cả Trái Đất), mỗi hành tinh có các vệ tinh của mình. Ngoài ra còn có sao chổi đuôi dài và một số tiểu hành tinh.

Bản thân các hành tinh đều không có khả năng phát sóng mà dựa vào sự phản xạ ánh sáng của Mặt Trời mới trở thành những ngôi sao ta nhìn thấy được. Chúng đều chuyển động theo một quỹ đạo nhất định đối với Mặt Trời, do đó cũng không thể rơi xuống đất.

Từ đó có thể thấy các ngôi sao trên trời không bao giờ rơi xuống. Vậy có lúc ta nhìn thấy trên trời có những vệt sáng kéo dài, thường gọi là sao băng thì đó là hiện tượng gì? Nguyên nhân là trong hệ Mặt Trời, ngoài các thiên thể vừa mới giới thiệu ra còn phân tán vô số các hạt bụi không thể đếm xuể, gọi là thiên thạch. Ở trên mặt đất ta không thể nhìn thấy chúng, nhưng chúng phân bố khắp mọi góc trong hệ Mặt rời và thường va chạm với Trái Đất. Những thiên thể nhỏ này chuyển động với tốc độ rất nhanh, còn nhanh hơn cả tốc độ viên đạn khi bắn ra khỏi nòng súng. Sau khi lao vào tầng khí quyển, nó sẽ ma sát và bốc cháy, từ đó phát ra một vệt sáng, đó gọi là hiện tượng sao băng. Vì khối lượng nó rất nhỏ, cho nên thời gian ma sát và bốc lửa rất ngắn, do đó nói chung chúng không rơi xuống mặt đất được. Nhưng có lúc một số rất ít sao băng tương đối lớn, vì không bốc cháy hết nên sẽ rơi xuống mặt đất gọi là vẫn tinh.

Mỗi đêm có thể nhìn thấy khoảng 10 ngôi sao băng. Khi mưa sao băng phát sinh sẽ nhìn thấy càng nhiều hơn. Trong không gian hệ Mặt Trời, những hạt bụi thiên thạch còn nhiều hơn những hạt cát trong bãi cát, cho nên sao băng rơi không bao giờ hết.

Việc thay máy tính đời mới là gì vậy?

Xã hội ngày càng tiến bộ, sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ, sản phẩm cũ bị đào thải và biến mất. Việc đổi mới đó vốn không phải mới mẻ hiếm hoi...

Trong hệ Mặt trời còn có hành tinh thứ 10 không?

Như ta đã biết hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn, nhưng từ lâu đến nay các nhà thiên văn đều bị một câu hỏi làm trăn trở, đó là quỹ đạo chuyển động thực...

Tại sao dùng vòm cuốn có thể vượt qua khoảng cách lớn hơn so với dùng dầm?

Khi khẩu độ rất lớn, thường phải dùng dầm vừa dày vừa to, nhưng thế thì trọng lượng bản thân của dầm lại càng tăng lên nhiều. Một dầm đá có diện tích...

Thông tin là gì?

Loài người sống trong biển thông tin. Con người ta từng giờ từng phút phải quan hệ với thông tin hoặc tự giác hoặc không tự giác.

Tại sao dưới đáy biển sâu không có ánh sáng Mặt Trời vẫn có động vật sinh sống?

Mọi người đều biết, động vật sinh tồn được đều trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào ánh sáng của Mặt Trời.

Tại sao máy ảnh số không dùng phim?

Con người cảm nhận thế giới muôn màu muôn vẻ bằng con mắt, còn máy ảnh thì chụp lấy cảnh vật đẹp bằng ống kính.

Tại sao sứa có thể dự báo bão?

Sứa thuộc loài nhuyễn thể, thâm mềm, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang, hiện nay trên thế giới đã phát hiện có khoảng hơn 200 loài sứa, loài sứa thường thấy có sứa biển, sứa hải nguyệt...

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...