Vì sao các vận động viên leo núi không được phép hét to khi chinh phục các đỉnh núi cao?

Leo núi là một môn thể thao mạo hiểm đầy thách thức. Các vận động viên leo núi luôn lặng lẽ tiến lên không được phép nói hoặc hét to. Vì sao lại như vậy?

Trên các đỉnh núi cao quanh năm băng phủ kín lại thường xuyên có tuyết rơi. Mỗi lần tuyết rơi, lớp tuyết lại dầy thêm. Lớp tuyết càng dầy thì lớp dưới cùng chịu áp lực càng lớn, bị ép chặt lại thành các tảng băng, đồng thời do tuyết không ngừng tích tụ dầy thêm giống như một lớp chăn phủ lên các đỉnh núi khiến nhiệt lượng ở dưới tầng thấp không phát tán ra được. Do vậy, nhiệt độ ở tầng đáy của tuyết thường cao hơn lớp trên mặt từ 10 đến 200C. Cộng với áp lực mà tầng đáy phải chịu, nên một phần tuyết ở tầng đáy sẽ tan chảy ra thành nước.

Nếu tầng đáy của lớp tuyết trên núi cao có nước thì chẳng khác gì một lớp dầu bôi trơn làm cho lớp băng phía trên có thể trượt xuống bất kỳ lúc nào. Nếu như có một hòn đá to rơi xuống hoặc có một chấn động nào đó từ xa truyền lại, sẽ làm cho lớp tuyết này vỡ ra và chôn vùi mọi thứ ở trong đó. Đó chính là hiện tượng tuyết lở đáng sợ.

Khi hét to sẽ phát ra những sóng âm với những tần suất khác nhau thông qua không khí truyền đến các tầng tuyết làm cho các lớp tuyế bị chấn động. Nếu tiếng hét của ai đó có tần suất gần hoặc tương đương với tần suất chấn động vốn có của lớp tuyết sẽ hình thành hiện tượng cộng hưởng làm cho lớp tuyết chấn động dữ dội sinh ra lở tuyết. Vì vậy, hét to trở thành một điều cấm kị đối với người leo núi.

Vì sao vùng Hoài Bắc nhiều “gió khô nóng”?

Tỉnh An Huy Trung Quốc là vùng Bắc Hoài Hà, gọi là Hoài Bắc, Hoài Bắc ngày nay trên thượng du sông Hoài có đỉnh núi Phật Tử, hồ nước Nam Loan, ở trung...

Có những phương pháp nào để ngọt hoá nước biển?

Trên thế giới tài nguyên nước ngọt thiếu đã trở thành vấn đề ngày càng được loài người quan tâm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một số quốc...

Vì sao phải mở rộng "sản xuất sạch"?

Thuật ngữ “Sản xuất sạch” do Cục Quy hoạch môi trường Liên hợp quốc đề xuất năm 1989. Nó bao gồm hai nội dung là quá trình sản xuất sạch và sản phẩm...

Vì sao nói sóng hạ âm (thấp hơn sóng âm thanh) cũng làm chết người?

Năm 1948, tàu chở hàng của Hà Lan khi đi qua một eo biển đã gặp bão. Sau đó toàn thể thủy thủ đều chết một cách im lặng.

Dùng toán học đánh giá hiệu quả quảng cáo như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất quen thuộc với các hình thức quảng cáo: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài...

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...

Vì sao định lý thặng dư Trung Quốc có thể dùng để mã hóa máy tính?

Chúng ta đã biết đến định lí thặng dư Trung Quốc, tức vấn đề Hàn Tín điểm binh, đó là một thành tựu quan trọng trong toán học Trung Quốc cổ đại, với...

Có phải cây thiên tuế nghìn năm mới ra hoa một lần không?

Thiên tuế nghìn năm ra hoa thường để ví với việc rất khó thực hiện hoặc khó gặp. Thời xa xưa có người thậm chí đã từng so sánh cây thiên tuế ra hoa...

Câu chuyện về số vô cùng bé và số 0 như thế nào?

Thế nào là số vô cùng bé? Ta xét một ví dụ hàm số f(x) = 1/x. Khi x lấy giá trị càng ngày càng lớn thì hàm f(x) sẽ ngày càng bé và tiến dần đến 0.