Sao siêu mới bùng nổ có ảnh hưởng đến Trái Đất không?

Ngày 24 tháng 2 năm 1987, một số nhà khoa học ở Đại học Toronto, Canađa lần đầu tiên phát hiện trong tinh vân Magellan lớn ở tận cùng bầu trời phía nam xuất hiện một ngôi sao sáng cấp 5, trước đây chưa hề thấy. Phát hiện mới này gây nên sự hứng thú cho nhiều nhà thiên văn. Người ta đua nhau hướng ống kính viễn vọng vào ngôi sao này. Hồi đó người ta còn phát hiện độ sáng của ngôi sao này tăng lên nhanh chóng. Hai ngày sau nó từ sao cấp 5 biến thành sao cấp 4. Rõ ràng ngôi sao này là ngôi sao siêu mới đang bùng nổ.

Sao siêu mới là biểu hiện hằng tinh diễn biến đến thời kỳ cuối. Khi sao siêu mới bùng nổ nó sẽ bắn ra một lượng lớn vật chất trong không gian vũ trụ quanh nó và phát ra các tia xạ năng lượng cao, khiến cho nó trở thành nguồn bức xạ trong một thời gian dài trong vũ trụ. Theo tính toán độ sáng lúc đó của nó gấp mấy triệu đến mấy tỉ lần so với Mặt Trời, năng lượng mà nó phóng thích ra tương đương với hàng triệu tỉ đến tỉ tỉ năng lượng của Mặt Trời phóng thích ra.

Uy lực của Mặt Trời mỗi người đều đã biết. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng được nếu thay Mặt Trời bằng ngôi sao siêu mới thì nó sẽ đưa lại tai hoạ như thế nào cho Trái Đất. May mắn là sự bùng nổ của ngôi sao siêu mới đã biết cách ta rất xa, ít nhất cũng 1600 năm ánh sáng. Với cự ly xa như thế, uy lực của nó đã giảm yếu rất nhiều. Mặc dù vậy người ta vẫn cho rằng sự bùng nổ của sao siêu mới vẫn ảnh hưởng ở mức độ nhất định đối với sự biến đổi của Trái Đất.

Một số nhà nghiên cứu từng chỉ rõ: sự bùng nổ của sao siêu mới đã gây ra thảm hoạ diệt chủng một lượng lớn sinh vật cổ đại. Vì sao siêu mới đã phóng ra một lượng lớn các tia vũ trụ, mặc dù khoảng cách rất xa nhưng vẫn có thể đến được Trái Đất, do đó nó có thể khiến cho tầng ôzôn của Trái Đất phát sinh biến đổi, làm cho tia tử ngoại và bức xạ của Mặt Trời gây nguy hại đối với các sinh vật, thậm chí dẫn đến sinh vật chết hàng loại. Ngoài ra sự biến đổi mạnh mẽ của tia vũ trụ còn dẫn đến khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa và lượng mây v.v. khác thường khiến cho hạn hán, lũ lụt, bệnh tật xảy ra liên miên. Sự tăng lên mạnh mẽ các tia năng lượng cao của vũ trụ còn ảnh hưởng đến từ trường của Trái Đất, khiến cho từ trường Trái Đất phát sinh biến đổi mãnh liệt và kéo dài, điều đó không những ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của các sinh vật mà còn gây nên động đất, v.v...

Tóm lại nếu phát sinh bùng nổ sao siêu mới cách Trái Đất không xa lắm thì nó sẽ gây ảnh hưởng đối với Trái Đất. Vấn đề là ảnh hưởng này đạt đến mức độ nào và cơ chế cụ thể ảnh hưởng ra sao cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Thế nào là thông tin phản hồi?

Nếu bạn đã tới Thiên Đàn ở Bắc Kinh, bạn sẽ thấy công trình kiến trúc này được thiết kế tinh xảo, tạo hình độc đáo và nó chắc chắn sẽ để lại một ấn...

Tinh thể lỏng là gì?

Nói đến tinh thể lập tức người ta nghĩ ngay đến kim cương, muối ăn…, chúng đều là những chất rắn. Thế tinh thể lỏng có phải là chất lỏng kết tinh...

Đơn vị thiên văn là gì?

Đơn vị thiên văn là một loại đơn vị dùng để đo khoảng cách trong thiên văn học, người ta lấy khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời làm đơn...

Tại sao tia laze có thể "làm đẹp" công trình kiến trúc?

Trong nhiều thành phố ở các nơi trên thế giới, nhất là hai bên các đường phố ngõ hẻm của các nước Âu Mỹ, người ta thường thấy một hiện tượng thiếu văn...

Vì sao phải nghiên cứu vẫn thạch và các hố vẫn thạch?

Đối với các nhà khoa học, vẫn thạch quả thực là "Tiêu bản thiên thể" khó tìm được. Do đó các nhà khoa học rất coi trọng nghiên cứu những "tặng vật" từ...

Vì sao những hôm trời sáng lại có sương?

Sương bốn mùa đều có, chẳng qua mùa đông đặc biệt nhiều mà thôi. Sáng sớm chỉ cần bạn nhìn vào ngọn lúa trên đồng, bãi cỏ bên đường sẽ phát hiện thấy...

Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".

Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?

Lúa, mì, cà, ớt, bông..

Vì sao nuôi thú cảnh dễ bị mắc bệnh?

Năm 1989, phu nhân Tổng thống Mỹ Busơ đã mắc chứng bệnh chức năng tuyến giáp trạng tăng lên. Trước đó 2 năm, Busơ cũng đã mắc loại bệnh tương tự.