Loài nấm tại sao lại không có rễ?

Loài nấm như nấm rơm, nấm hương... đều đội những chiếc “mũ nhỏ” hình ô, hình đầu đinh, hình cầu... rất được con người yêu thích. Nhưng nếu nhổ một cây nấm lên xem, lạ chưa! Không hề có rễ.

Đúng vậy, thực vật loài nấm không có rễ. Không những không có rễ mà còn không có sự phân biệt thân, lá, không thể ra hoa, cũng chẳng thể kết quả, kết hạt.

Nấm thuộc loài thực vật bậc thấp, loài thực khuẩn, nó với nấm mốc, nấm men... là họ hàng gần. Cơ thể chúng đều do những sợi khuẩn dạng tơ, dạng bông, dạng mạng nhện hợp thành, xem giống như “nấm mốc” xum xuê. Cắt một miếng từ chiếc ô che của nấm, đặt dưới kính hiển vi, có thể thấy từng bó từng bó sợi khuẩn. Mỗi một sợi khuẩn là một tế bào hoặc rất nhiều tế bào, đều nhỏ li ti, cho nên chỉ có thể nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi. Sợi khuẩn được phân công: một số chuyên quản chất dinh dưỡng và tăng cường cho cơ thể, gọi là sợi khuẩn dinh dưỡng; một số khác chuyên quản truyền giống đời sau gọi là sợi khuẩn sinh sôi. Nấm mà chúng ta nhìn thấy chính là do rất nhiều những sợi khuẩn sinh sôi tạo thành, trong chúng chứa hàng triệu hàng triệu bào tử, dùng để sinh sôi.

Chúng không có rễ, thân, lá, lại không chứa chất diệp lục, cho nên tự mình không thể tạo ra chất dinh dưỡng, hoàn toàn phải dựa vào chất dinh dưỡng có sẵn để sống. Chúng sẽ hút chất dinh dưỡng như thế nào?

Chính nhờ vào các sợi khuẩn dinh dưỡng. Những sợi khuẩn này xuyên sâu vào đất, gỗ mục, thậm chí sống trong một số thể thực vật, tiết ra một vài chất xúc tác, phân giải những chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản hơn, sau đó trực tiếp bị sợi khuẩn hấp thụ sử dụng. Cho nên, loài nấm không dùng các tổ chức như rễ, thân, lá như các thực vật khác để duy trì sự sống. Qui luật sinh trưởng này của loài nấm đã được con người nắm rõ, sẽ có thể tiến hành nuôi trồng nhân tạo với lượng lớn.

Vì sao nhiệt độ trong các thành phố cao hơn ngoại ô?

Từ đời nhà Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du đã từng viết: “Thành thị thượng dư tam phục nhiệt, Thu quang tiên đáo dạ nhân gia” (thành thị còn nóng như...

Tại sao rừng có thể điều tiết khí hậu?

Mọi người thường nói rừng là một kho chứa nước phong phú của thiên nhiên, là bộ máy điều tiết khí hậu, cũng là vệ sĩ để giữ nước cho đất.

Con người lần đầu đổ bộ xuống Mặt trăng như thế nào?

Thứ ba ngày 16 tháng 7 năm 1969, một hôm nắng đẹp không có mây. 9 h 30 giờ miền Đông nước Mỹ, tên lửa vận tải khổng lồ "Thổ tinh 5" sau tiếng nổ rền...

Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất...

Tại sao có thể dùng băng từ để ghi và phát lại âm thanh và hình ảnh?

Khi ghi âm hay ghi hình, thông qua micro hoặc thông qua máy quay phim, ta thấy trước tiên âm thanh và hình ảnh sẽ được biến thành tín hiệu điện.

Sốt cao có phải là xấu không?

Nhiệt độ cơ thể căn bản là cố định, thường ở mức 37 độ C. Khi chỉ số này vượt quá phạm vi bình thường thì gọi là "sốt".

Tại sao dùng kỹ thuật mật mã lại có thể bảo vệ được an toàn thông tin?

Từ xưa đến nay người ta đã tìm mọi cách để bảo vệ những thông tin quan trọng liên quan đến lợi ích đoàn thể, quốc gia hoặc của bản thân. Nếu những...

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Tại sao loại tàu thuỷ đệm khí có thể chạy rời khỏi mặt nước?

Tàu thuỷ là một phương tiện giao thông rất tiện lợi ở trên mặt nước, nhưng có rất nhiều người chê nó chạy quá chậm chạp, đó là vì khi tàu chạy trên...