Like
Share
Copy link
Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.
Nhìn bề ngoài, răng có thể phân thành ba bộ phận: phần lộ ra ngoài lợi là thân răng, phần cắm chặt trong xương hàm là chân răng, còn phần ở giữa hai bộ phận này (chỗ lợi) là cổ răng.
Mặt ngoài của răng là một lớp men rất cứng và bóng. Độ cứng của nó vượt xa thép. Bên trong lớp men là lõi răng, vào sâu nữa là khoang tủy răng. Trong khoang tủy chứa đầy mạch máu và thần kinh. Men răng chủ yếu để bảo vệ răng. Tuy nó cứng khác thường nhưng lại dễ bị chất chua phá hoại. Nếu lười đánh răng, vi khuẩn và cặn thức ăn sẽ đọng lại ở chân và kẽ răng. Lâu ngày, vi khuẩn sẽ phân giải chúng, sản sinh ra chất chua, dần dần ăn mỏng phòng tuyến men răng, khoét chân răng thành lỗ thủng. Đây sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn và cặn răng, khiến cho chất chua sinh ra ngày càng nhiều hơn, chân răng bị đục rỗng sâu hơn.
Khi lỗ thủng ăn sâu đến tủy răng, dây thần kinh trong đó lộ ra, khiến bệnh nhân đau không chịu nổi. Vì vậy, tuyệt đối không được xem răng là một mẩu xương đặc mà phải có ý thức bảo vệ nó thật cẩn thận.
Vì sao máu nhân tạo có thể thay thế máu tự nhiên?
Các kiến trúc nằm sâu dưới lòng đất có điều gì kỳ diệu?
Vì sao mũi có thể ngửi được các loại mùi?
Vì sao có kim loại lại có khả năng ghi nhớ?
Tại sao cần phải xây dựng "tường bao chịu tải"?
Vì sao lại có hồ nước ngọt, hồ nước mặn?
Vì sao nhiều loại quần áo bị co khi gặp nước?
Tại sao đánh rắn phải đánh "bảy tấc"?
Tại sao có loài hoa nở vào buổi sáng, có loài hoa nở vào buổi tối?