Vì sao cá ngựa con được sinh ra từ bố?

Dưới đáy đại dương ấm áp, đặc biệt là ở vùng biển nông, luôn luôn sáng sủa rực rỡ. ở đó có nhiều loại thực vật dưới đáy biển, nhiều loại động vật bơi lội tung tăng với đủ loại màu sắc, hình dạng v.v.. Đó là những dải san hô trắng, hồng giống như những cây hoa được trồng trong vườn v.v.. Trong đáy đại dương đó có muôn màu sắc, người ta gọi là "thuỷ tinh cung", quả là rất xác đáng.

Sinh sống trong "thuỷ tinh cung" đó có loài động vật rất kì lạ gọi là cá ngựa. Loại cá có thân hình kì dị, dài chỉ có 10 – 20 cm, đầu giống như đầu ngựa nên gọi là cá ngựa. Đuôi của cá ngựa rất dài do nhiều đốt ghép lại và có thể linh hoạt co duỗi, bơi lội. Lưng của nó giống như những phiến gấm, nó luôn cử động để giữ thăng bằng và bơi thẳng đứng, động tác rất đẹp mắt.

Cá ngựa không chỉ có vẻ bề ngoài đặc biệt mà tập tính sinh sản của nó cũng rất lạ. Đến mùa sinh sản, tấm ngăn bụng phía bên của cá ngựa đực sẽ hướng về sợi dây trung ương của cơ thể tạo thành nếp nhăn rồi dần dần hợp thành "túi sinh sản" rất to và rộng. Cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào trong túi sinh sản của cá ngựa đực (cá ngựa cái không có túi sinh sản). Số trứng có thể lên tới trăm trứng và chúng sẽ phát triển thành con ở trong túi sinh sản. Trong thời gian này, trong lòng túi sinh sản tiết ra một lớp màng huyết quản đậm đặc và nó gắn bó chặt chẽ với lớp màng của trứng, để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trứng trong thời gian phát triển. Đợi đến khi cá ngựa con phát triển hoàn chỉnh, cá ngựa đực mới bắt đầu "tách ra".

Tại sao phương pháp sinh sản của cá ngựa lại đặc biệt như vậy nhỉ?

Bởi vì dưới đáy biển vô cùng phức tạp và nguy hiểm, nhất là vào mùa xuân và mùa hạ. Vào mùa này, các động vật, sinh vật biển đều từ đáy biển sâu hoặc từ những vùng biển xa trở về vùng biển nông để tiến hành giao phối, sinh sản. Vùng biển nông vốn tĩnh lặng nay trở nên nhộn nhịp, đồng thời sẽ xảy ra cuộc đấu tranh giữa kẻ mạnh và kẻ yếu. Ngay cả những con vật trưởng thành cũng bị thương vong hàng loạt thì những động vật nhỏ bé cũng không thể thoát được, nhất là với những con vừa mới sinh ra sẽ trở thành món ăn ngon cho các loài động vật tranh chấp. Ví dụ như cá thu mỗi lần đẻ khoảng vài chục nghìn trứng nhưng số trứng nở ra thành cá con không tới 1%. Do vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ nòi giống của động vật ngày càng quyết liệt.

Cá ngựa là "chủ cũ" của vùng biển nông, việc bảo vệ nòi giống đương nhiên có kinh nghiệm và "kĩ thuật" hơn những loài khác. Không chỉ cá ngựa cái khéo léo đẻ trứng vào sinh sản của cá ngựa đực mà trong quá trình phát triển của trứng từ lúc đẻ đến lúc phát triển thành cá ngựa con đều diễn ra ở bên trong, như vậy nó bảo toàn được tính mạng cho cá ngựa con.

Máu nhân tạo có ưu điểm gì?

Khi bệnh nhân mất nhiều máu hoặc trải qua một cuộc đại phẫu, tiếp máu là khâu quan trọng, không thể thiếu được. Nhưng có lúc do gặp khó khăn về nhóm...

Vì sao mà những ngày mưa thì không có sương?

Ban đêm có mây, trên mặt đất dường như là phủ một lớp chăn bông dày, nhiệt lượng muốn chạy đến với không gian này cũng khó mà qua cửa ải lớn này, sau...

Vì sao tại nước Anh lại nổ ra cuộc chiến tranh Hoa hồng?

Vào tháng 8 năm 1453, ở Luân Đôn nước Anh, bỗng lan truyền một tin giật gân: Quốc vương Hen-ri VI bị bệnh tâm thẩn.

Tại sao khi ở trên tàu hoả đang chạy, nhảy lên cao vẫn rơi xuống vị trí ban đầu?

Đứng trên sàn nhà nhảy lên một cái, sau khi rơi xuống ta vẫn sẽ ở chỗ cũ. Thế thì khi ta đứng trong tàu hoả đang chạy với tốc độ cao, sau khi nhảy lên, có phải ta cũng vẫn rơi xuống chỗ cũ như vậy chăng? 

Tại sao bộ rễ của thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Thực vật thường phân làm hai phần: trên mặt đất và dưới mặt đất. Phần ở dưới mặt đất gọi là bộ rễ.

Làm thế nào để khống chế tính biệt (giới tính) của thực vật?

Đa số hoa của thực vật là hoa lưỡng tính (trong cùng một bông hoa có nhụy đực và nhuỵ cái), như lúa, bông, cải dầu, còn một số thực vật khác là hoa...

Tại sao trong tiếng Nhật lại có nhiều chữ Hán đến như thế?

Nhật Bản là một nước láng giềng của Trung Quốc, trong thời cổ đại nước này đã có nhiều mối quan hệ trao đổi với Trung Quốc.

Vì sao nhiệt độ trong các thành phố cao hơn ngoại ô?

Từ đời nhà Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du đã từng viết: “Thành thị thượng dư tam phục nhiệt, Thu quang tiên đáo dạ nhân gia” (thành thị còn nóng như...

Vì sao không nên nín đại, tiểu tiện?

Nước tiểu của người được trữ lại trong bàng quang. Khi tích tụ đến một lượng nhất định, bàng quang sẽ căng lên, điều này được các dây thần kinh truyền...