Vì sao không thể tiếp xúc nhiều với bông amiăng?

Bác sĩ sau khi kiểm tra một thiếu niên 14 tuổi đã rất kinh ngạc thấy rằng: tuy tuổi còn bé nhưng bệnh nhân đã mắc một chứng bệnh rất ít gặp, đó là bệnh khối u ở thành trong của ngực. Vậy tại sao thiếu niên đó lại bị khối u này? Nguyên là trong một lần trang trí căn phòng, thiếu niên này đã giúp đỡ bạn cất dọn các bản thạch cao dùng để ốp phòng. Các tấm thạch cao vốn không độc hại, nhưng chất keo để gắn các tấm thạch cao lại có độc, nó chứa amiăng. Bệnh khối u chính là do chất này gây nên.

Bông amiăng là một chất vô cơ ở dạng xơ màu trắng. Thành phần chủ yếu của nó là canxi, magiê, silicat được dùng rộng rãi trong các công trình kiến trúc và công nghiệp. Một số nước như Mỹ, Phần Lan, Nam Phi đã tiến hành điều tra tác hại của bông amiăng đối với những công nhân tiếp xúc với chúng và phát hiện thấy tỉ lệ họ bị khối u ngực khá cao. Năm 1975, khi giải phẫu nhiều thi thể, người ta phát hiện trong phổi của 30% số phụ nữ thấy có bông amiăng, trong phổi của 70% số người làm xây dựng và đóng tàu cũng phát hiện thấy amiăng. Qua đó có thể thấy phạm vi tác hại của bông amiăng là rất rộng rãi. Ngay cả những người chưa hề tiếp xúc với bông amiăng cũng bị cảm nhiễm. Bông amiăng giống như bụi bay lơ lửng, nhỏ đến mức phải qua kính hiển vi mới thấy được. Vì bụi bông amiăng rất nhỏ, cho nên nó có thể tồn tại rất lâu trong không khí, bay trôi nổi khắp nơi. Con người nếu thở phải không khí ô nhiễm bụi amiăng thì nó sẽ phá hỏng khoang mũi và tạo thành từng mảng đi vào phổi. Nó sẽ nằm lại ở đó kết hợp với các chất chứa sắt hình thành nên những đám bông ngày càng nhiều, tạo nên phổi bị hoại tử cục bộ, người bệnh sẽ phát sinh nhiều chứng bệnh.

Ở Nhật, tỉ lệ người mắc bệnh khối u dạ dày cao hơn Mỹ 7 lần. Các bác sĩ rất nghi hoặc về điều đó. Về sau họ đã điều tra nghiên cứu về thực phẩm và nước uống của người Nhật, phát hiện thấy một số người Nhật thích ăn cơm lẫn bột đá trơn. Trong loại cơm này mỗi gam chứa hàng trăm hạt bông amiăng. Với những người Nhật là kiều bào nước ngoài hoặc là những người đã quen ăn cơm Tây thì tỉ lệ bị ung thư dạ dày rất ít. Vì vậy người ta suy ra ăn phải bông amiăng dễ dẫn đến ung thư. Qua nghiên cứu lâu dài, các nhà khoa học đã rút ra kết luận: bông amiăng là chất gây nên bệnh ung thư và dễ gây nên bệnh phổi nghiêm trọng - đó là bệnh trầm tích bông amiăng.

Để ngăn ngừa sự nguy hại của bông amiăng đối với sức khỏe con người, Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đã quyết định từng bước cấm sử dụng và sản xuất bông amiăng, đồng thời tiến hành nghiên cứu những sản phẩm thay thế, để người dân sớm thoát khỏi căn bệnh ung thư.

Từ khoá: Bông amiăng.

Tại sao trong đầu của cá hoa vàng có hai viên đá nhỏ?

Trong khoang tai của cá có mọc một loại đá nghe bằng chất vôi. Hình dạng và sự lớn bé của nó ở trong các loại cá rất khác nhau.

Núi vòng tròn có phải là đặc sản riêng của Mặt trăng không?

Hơn 300 năm trước các nhà thiên văn thông qua kính viễn vọng lần đầu tiên nhìn thấy núi vòng tròn hay núi miệng phễu trên Mặt Trăng. Quả thật họ không...

Vì sao áo quần có thể giặt khô?

Đại đa số quần áo có thể giặt bằng nước. Nhưng với các loại quần áo bằng loại len dạ giặt bằng nước lại không thích hợp vì chúng sẽ bị mất đi vẻ đẹp...

Ban ngày các ngôi sao "biến" đi đâu?

Nói đến sao người ta thường liên tưởng đến ban đêm tựa hồ sao chỉ ban đêm mới có. Vậy ban ngày các ngôi sao "biến" đi đâu?

Sạt núi xảy ra như thế nào?

Vùng Long Lăng tỉnh Vân Nam Trung Quốc từng liên tục xảy ra hai lần động đất mạnh với cấp 7,5 và 7,6 độ Richte. Động đất khiến cho một vùng núi trong...

Vì sao thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng?

Thuốc là loại vũ khí có uy lực giúp con người đấu tranh với bệnh tật. Thuốc giúp chữa bệnh bằng cách tác động trực tiếp đến cơ thể hoặc khống chế sự...

Tại sao lại cần phải xây dựng giao lộ lập thể?

Đi đôi với mật độ dân số ngày càng cao, mâu thuẫn giữa lượng xe tăng lên mạnh mẽ và đường sá có hạn ở các thành phố ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là vào...

Tại sao phải nghiên cứu các phần tử xung quanh các vì sao?

Các nhà thiên văn học thường coi các loại vật chất như hơi và bụi bặm trong không gian giữa các vì sao được gọi chung là vật chất xung quanh các vì...

Vì sao các thanh kiếm cổ bằng đồng đen không bị gỉ?

Vào năm 1965, Viện bảo tàng tỉnh Hồ Nam khai quật được một ngôi mộ cổ nước Sở tại Giang Lăng, đã tìm thấy hai thanh kiếm cổ phát sáng lấp lánh: Trên...