Like
Share
Copy link
Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?
Thật ra, tiếng kêu đó chỉ là do dao động do cánh gây ra mà thôi. Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy làm thí nghiệm sau: lấy một mảnh tre mỏng rồi khua lên khua xuống trong không khí. Nếu khua nhẹ, bạn sẽ không nghe thấy gì, nhưng nếu khua mạnh, sẽ có tiếng vù vù rất rõ.
Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các dao động trong không khí. Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù.
Côn trùng khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên lý kể trên. Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220 lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1000 lần, ong mật vỗ 260 lần. Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có... 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà chúng bay hoàn toàn yên lặng.
Tại sao phải nghiên cứu chế tạo máy bay sải cánh về phía trước?
Vì sao toán học cần lôgic nhưng lại không phải là lôgic học?
Vì sao khi đốt pháo lại gây nên tiếng nổ?
Tại sao thiết bị âm hưởng lại có thể tự động tìm và phát chương trình âm nhạc?
Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?
Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?
Vì sao Hi Lạp cổ đại lại đạt được thành tựu toán học hết sức rực rỡ?
Trung Quốc có tất cả bao nhiêu hoàng đế?
Huyết quản nhân tạo có thể thay thế cho huyết quản tự nhiên không?