Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng Giêng âm lịch). Trong tiếng Hán, chữ “nguyên” nghĩa là bắt đầu, tức là thứ nhất, còn chữ “đán” nghĩa là một ngày hoặc buổi sáng. Hai chữ này được ghép lại với nhau thì dùng để chỉ ngày đẩu tiên trong một năm.

Thời gian Trái đất xoay quanh Mặt trời được một vòng theo phương pháp làm lịch gọi là một năm. Song sự vẩn chuyển của Trái đất quanh Mặt trời không có điểm đẩu và điểm cuối cố định, vì thế điểm đẩu và điểm cuối của một năm là do con người quy định. Do đó phương pháp làm lịch không thống nhất.

Ở Trung Quốc, theo truyền thuyết thì cái tên gọi “Nguyên đán” có nguồn gốc từ một vị hoàng đế trong Tam hoàng Ngũ đế có tên là Chuyên Húc. Chuyên Húc lấy tháng Giêng nông lịch là Nguyên và ngày mồng một là Đán. Về sau có những triều đại lại thay đổi nhật ký của ngày Nguyên đán. Chẳng hạn nhà Hạ và nhà Thương lấy ngày mồng một tháng Mười Hai là Nguyên đán. Nhà Chu lấy ngày mồng một tháng Mười Một làm Nguyên đán, nhưng đến đời Hán Vũ Đế lại lấy ngày mồng một tháng Giêng là Nguyên đán, rồi từ đó đến nay trải qua các thời đại, nhật kỳ của ngày Nguyên đán không còn thay đổi nữa.

Từ sau cách mạng Tân Hợi, người Trung Quốc chuyển sang dùng Công lịch và ngày Nguyên đán âm lịch được đổi tên là Xuân tiết (ngày Tết xuân), còn ngày mồng một tháng Giêng của lịch mới thì được gọi là Tân niên (ngày năm mới).

Năm 1949, Hội nghị Toàn thể khoá I Hội nghị Nhân dân Chính trị Hiệp thương Trung Quốc đã thông qua việc sử dụng “cách ghi năm theo Công nguyên” và chính thức quy định ngày mồng một tháng Giêng Công lịch là ngày Nguyên đán.

Ngày nay, nhiều quốc gia áp dụng Công lịch đều lấy ngày mồng một tháng Giêng làm Nguyên đán. Nhưng vẫn có một số quốc gia và dân tộc, do phương pháp làm lịch dựa theo tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, khí hậu các mùa... không đồng nhất, cho nên nhật ký ngày Nguyên đán của mỗi nước được định ra không như nhau. Ví dụ người Ai Cập lấy ngày nước sông Nil bắt đầu dâng lên làm ngày Nguyên đán.

Tại sao có thể thấy Mặt trăng giữa ban ngày?

Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày Mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể...

Tại sao nước được đun sôi tới 1000C, nếu tiếp tục đun nhiệt độ vẫn không tăng thêm?

Mọi người thường nói, nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Khi áp suất trong không khí ở mức tiêu chuẩn 1 átmốtphe, điểm sôi của nước sẽ là 1000C.

Làm thế nào để cứu loài cá voi bị mắc cạn?

Tháng 10 năm 1946, trên một bãi tắm biển của Achentina, có 853 con cá voi bơi đến phía bờ, toàn bộ đều mắc cạn trên bãi cát, không con nào còn sống...

Vì sao trứng muối lại có vết hoa tùng?

Khi bạn bóc hết lớp vỏ bùn đen, lột bỏ lớp vỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh nâu là lòng trắng trứng. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trong lớp lòng trắng có...

Tại sao báo săn lại có thể chạy rất nhanh?

Do báo săn có tốc độ chạy nhanh đến kinh người, nên khi miêu tả nó con người thường thêm vào những sắc thái thần kì. Có người nói rằng báo săn có thể đạp mây, xé gió để săn mồi.

Vì sao nói thành phố cũng là một hệ thống sinh thái?

Nói đến hệ thống sinh thái, chúng ta thường nghĩ đến một ao hồ, cánh đồng cỏ, hoặc một dãy núi, còn thành phố hầu như khác hẳn với chúng. Vậy vì sao...

Vì sao hút thuốc lá thụ động cũng nguy hại?

Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, điều đó toàn thế giới đều biết. Mỗi người hút một điếu thuốc lá, phải hít vào đến 200ml khói, mà mỗi mililit khói có...

Các hành tinh quay quanh Mặt trời như thế nào?

Nhà thiên văn học người Ba Lan Copecnic trong tác phẩm nổi tiếng bất hủ của mình là “Luận vận hành thiên thể” đã giải quyết một cách chính xác vấn đề...

Tại sao nước mắt lại mặn?

Nước mắt mặn là vì nó chứa muối. Ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme.