Tại sao rau hẹ cắt xong vẫn có thể tái sinh trưởng?

Rau hẹ là một loại rau đặc sản của Trung Quốc. Đặc điểm lớn nhất của rau hẹ là một năm có thể cắt mấy lần, cho nên thời gian cung ứng cho thị trường lâu dài, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa ăn rau hẹ.

Rau hẹ là một loại thực vật thân thảo sống nhiều năm, thân củ của chúng ở dưới đất lớn không rõ rệt lắm, trong thân củ có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chính nhờ vào chất dinh dưỡng này giúp cho sau khi cắt rau hẹ, vẫn có thể nhanh chóng tái sinh trưởng.

Rau hẹ vốn có ưu điểm: lá sinh trưởng đặc biệt nhanh sau khi cắt, lá của chúng sẽ nhanh chóng tái sinh trưởng ra lá mới.

Rau hẹ ở phương Bắc đa phần là trồng vào mùa hè hoặc mùa xuân, mùa xuân gieo hạt vào tháng 4, tháng 5 đến tháng 7, tháng 8 là có thể trồng cố định: mùa hè gieo hạt vào tháng 7, đến tháng 4 năm sau mới trồng cố định. Ở phương Nam, thường là trồng vào mùa thu (tháng 10 gieo hạt) đến mùa thu năm sau trồng cố định.

Sau khi trồng cố định qua nửa năm có thể cắt lá được. Nhưng để giúp cho thân củ ở dưới đất sinh trưởng tốt hơn, thường phải đợi sau khi mầm giống phát triển một năm mới bắt đầu cắt. Về sau cứ cách 30, 40 ngày là có thể cắt một lần. Nếu bạn chăm sóc tốt, thì từ mùa xuân đến mùa thu có thể cắt 4 – 6 lần.

Sau mỗi lần cắt, phải bừa đất cho phẳng, làm cho đất mặt ruộng tơi xốp và khi lá mới nhô lên khỏi mặt đất, phải kịp thời tiến hành bón phân và tưới tiêu. Như vậy, đến tháng 7, tháng 8 rau hẹ sẽ lên ngồng ra hoa, còn có thể ăn ngồng non này của nó.

Rau hẹ sau khi trồng ba, bốn năm, sẽ có một số cây già đi, phải nhổ bớt cây già, trồng cây mới, nếu không lá của nó sẽ không thể mọc nhiều, sản lượng giảm đáng kể.

Vì sao lại xuất hiện mưa sao băng của chòm sao Sư tử?

Bạn đã nhìn thấy mưa sao băng chưa?

Thế nào là nguyên tố phóng xạ?

Vào năm 1896, trong phòng thí nghiệm của nhà vật lý người Pháp là Becquerel xuất hiện một sự kiện lạ: Một gói phim được bao bọc rất kỹ đột nhiên bị lộ...

Có phải Ngưu-Chức mỗi năm gặp nhau một lần?

Theo truyền thuyết, hàng năm cứ đến ngày 7/7, Ngưu lang và Chức nữ lại bước qua cầu Ô Thước, bắc qua sông Ngân để gặp nhau. Không rõ họ đi kiểu gì,...

Trong cơ thể, khí quan nào lâu đời nhất?

Cơ thể có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Theo thống kê, trên 90% thông tin mà ta nhận được đến từ thị giác, tiếp...

Vì sao có người dễ chảy máu mũi?

Bình thường mũi không chảy máu. Mũi dễ chảy máu có thể là do bản thân lỗ mũi có bệnh, cũng có

Làm thế nào để việc kiểm tra bệnh định kì ít tốn kém nhất?

Ở một số nước có nền y học tiên tiến thường có việc kiểm tra định kì một số bệnh xã hội. Một phương pháp kiểm tra bệnh thông thường là phương pháp thử...

Vì sao nhà vua không đủ lúa để thưởng cho thuật sĩ?

Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Có một thuật sĩ đã phát minh cho quốc vương nọ một bàn cờ và cách chơi cờ hết sức lí thú. Nhà vua muốn thưởng cho thuật...

Vì sao trẻ em cũng cao huyết áp?

Nói đến cao huyết áp, người ta thường nghĩ đó là bệnh của người già, không liên quan đến trẻ em. Thực ra trẻ em, thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể mắc...

Vì sao không thể đồng thời xì mũi bằng hai lỗ mũi?

Khoang mũi được che phủ bởi một lớp niêm mạc hồng nhuận; nó tiết ra một chất nước màu trong, khiến cho niêm mạc mũi luôn nhuận ướt. Bình thường, mỗi...