Tại sao phải tiến hành truyền thông bằng vệ tinh?

Trong gia đình vệ tinh Trái Đất, ngoài Mặt Trăng ra còn là vệ tinh nhân tạo với vô số chủng loại. Hiện nay người ta sử dụng vệ tinh để truyền thông, trinh thám, dẫn đường và quan trắc khí tượng, những việc đó đã trở nên rất bình thường rồi.

Vậy thì tại sao phải dùng vệ tinh để truyền thông đây?

Chúng ta biết rằng truyền thông vi ba áp dụng cách thức tiếp sức, thực hiện việc truyền thông ở khoảng cách xa bằng cách thiết lập mạng trung kế1. Thế nhưng, cách thức này cũng có khuyết điểm rất lớn. Bởi vì trên Trái Đất có những nơi không thể xây dựng trạm trung kế được. Ví dụ từ Bắc Kinh, Trung Quốc đến New York nước Mĩ, khoảng cách tới hàng vạn cây số, khoảng giữa là Thái Bình Dương sóng nước dồn dập. Nếu cứ cách 50 cây số lại xây dựng một trạm trung kế thì phải xây hơn hai trăm trạm. Điều này là không thể.

Ý tưởng truyền thông bằng vệ tinh thoạt đầu do Clarke - nhà khoa học, nhà dự báo người Anh, nêu ra. Tháng 2 năm 1945, Clarke cho đăng một bài dự báo khoa học Trạm trung kế ngoài Trái Đất. Ông nêu ra vấn đề sử dụng vệ tinh nhân tạo làm trạm trung kế truyền thông vi ba. Như vậy, sóng vi ba phát ra từ trạm trung kế vệ tinh có thể phủ lên 1/3 bề mặt Trái Đất. Nếu như phóng lên ba quả vệ tinh đồng bộ khoảng cách bằng nhau thì thông tin vệ tinh toàn cầu có thể thực hiện được.

Ngày 6 tháng 4 năm 1965, quả vệ tinh truyền thông đầu tiên đã phóng thành công. Từ đó con người đã thực hiện xây dựng "trạm trung kế" trên bầu trời rồi.

Truyền thông vệ tinh do một trạm mặt đất phát tín hiệu lên vệ tinh. Qua vệ tinh xử lí khuếch đại, biến đổi tần số lại được phát xuống cho trạm mặt đất. Nói chung, với cú "nhảy" này của vệ tinh thì cự li thông tin xa nhất đạt tới 13.000 cây số. Với ba cú nhảy là vòng quanh Trái Đất một vòng. Vệ tinh truyền thông từ cao nhìn xuống, do vậy không bị hạn chế bởi bất kỳ điều kiện địa hình nào, cho dù là nơi hoang mạc, núi cao, đại dương hay hải đảo.

Chỉ cần có một "trạm mặt đất cực nhỏ", đường kính dưới 1 m là có thể truyền thông. Hơn nữa cước phí truyền thông và khoảng cách truyền thông không liên quan gì đến nhau. Có người đã tính toán là tín hiệu vi ba phát ra từ một quả vệ tinh có thể phủ sóng 40% bề mặt Trái Đất, tương đương với hơn 300 trạm tiếp sức vi ba xây dựng trên Trái Đất. Trong khu vực phủ sóng vệ tinh, hai hay nhiều điểm bất kì đều có thể thực hiện truyền thông vệ tinh. Dung lượng truyền thông vệ tinh cũng vô cùng lớn, một quả vệ tinh có thể chứa cho hơn 6 vạn người cùng gọi điện thoại vượt đại dương. Và có thể tiến hành truyền thông truyền hình nhiều đường. Lại còn có thể tiến hành truyền thông di động và số liệu, chữ viết, hình ảnh nữa chứ.

Hiện nay con người trên quỹ đạo đồng bộ đã phóng lên hơn 100 quả vệ tinh truyền thông, còn có hơn 1000 quả vệ tinh truyền thông di động đang quay trên quỹ đạo vừa và thấp. Những vệ tinh truyền thông này đã thể hiện tài năng trên các lĩnh vực truyền thông yêu cầu khoảng cách xa, chất lượng cao. Chúng đã đảm nhận công việc chuyển phát truyền hình vượt đại dương gần 100% toàn cầu và hơn 30% nghiệp vụ điện thoại điện báo quốc tế. Việc chuyển phát truyền hình thế vận hội Ôlimpic rồi lễ tiếp nhận Hồng Kông và cả rất nhiều thông tin cứu trợ đều là do truyền thông vệ tinh thực hiện.

Vì sao những vật nổi trên mặt nước không bị sóng đánh dạt ra ngoài?

Nguyên nhân thật đơn giản. Nước là do các phân tử cấu tạo nên. Ở những nơi mà sóng lan tới, mỗi một phân tử nước đều buộc phải vận động.

Vì sao sét dễ đánh vào những vật cao đứng đơn độc?

Đáy các đám mây mưa giông thường tích điện. Điện năng này khiến cho mặt đất phát sinh cảm ứng, sản sinh ra những đám tích điện ngược dấu.

Tại sao có một số cây già bị rỗng thân nhưng vẫn sống được?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Thân những cây này bị rỗng không phải là do cấu tạo vốn...

Vì sao Mặt trời lại không bị cháy hết?

Chúng ta không phải lo chuyện không đâu là sợ Mặt trời sẽ bị cháy hết, ít ra cũng phải đến 5 tỷ năm nữa nó vẫn chưa cháy hết.

Thế nào là "Có thể tiếp tục phát triển"?

"Có thể tiếp tục phát triển” là chỉ sự phát triển “vừa thỏa mãn nhu cầu của con người hiện tại lại vừa không gây ra nguy cơ không đáp ứng được nhu cầu...

Thế nào là "Chính sách bong bóng"?

"Chính sách bong bóng” là chính sách quản lí môi trường rất nổi tiếng được người Mỹ đặt ra năm 1979. Chữ “bong bóng” ở đây là chỉ như bong bóng xà...

Các cảng hiện đại có những chức năng gì?

Trên thế giới có nhiều thành phố lớn phồn thịnh được xây dựng ở sát biển, ngoài giao thông về đường bộ và đường không ra, bến cảng nhộn nhịp và có...

Vì sao gốm áp điện lại có thể đánh ra tia lửa?

Nói đến gốm áp điện có lẽ không ít người cảm thấy ngỡ ngàng. Nhưng trên thực tế cuộc sống, đó không phải là điều mới mẻ.

Tại sao ngựa có mặt vừa to vừa dài?

Ngựa và trâu bò đều là động vật có vú ăn cỏ, vậy mà mặt của ngựa lại dài hơn nhiều so với trâu bò. Vậy nguyên nhân đặc biệt đó là do đâu?