Tại sao khi đứng sát tường chúng ta không thể đứng bằng một chân?

Nếu bạn đứng theo thế "kim kê độc lập", tức là đứng bằng một chân, bạn có thể giữ được tư thế này trong một thời gian. Với người đã từng tập luyện, khoảng thời gian này sẽ dài hơn. Còn bây giờ, giả sử bạn đứng ép người vào tường, thân bên trái, chân trái và tay trái chạm tường, sau đó bạn co chân phải lên, bạn sẽ thấy rằng bạn không thể đứng vững chỉ dựa vào chân trái, bạn sẽ tự động bị đổ ra phía ngoài. Tại sao lại như vậy?

Khi chúng ta đứng phần diện tích do hai chân tạo ra trên mặt đất tạo thành mặt phẳng tiếp xúc. Chỉ khi nào đường tác động trọng lực của con người đi qua mặt phẳng tiếp xúc này, người ta mới đứng vững. Nếu đường tác động trọng lực không đi qua mặt phẳng tiếp xúc này, người ta sẽ không đứng vững được.

Khi hai chân tách nhau, mặt phẳng tiếp xúc rộng ra, người ta sẽ đứng khá vững. Hai bàn chân cách càng rộng, đứng càng vững. Ngược lại, đứng bằng một chân, mặt phẳng tiếp xúc nhỏ đi, người đứng không vững. Tuy vậy, có thể điều chỉnh tư thế để đường tác động của trọng lực đi qua mặt phẳng tiếp xúc. Nhưng do mệt mỏi hoặc các nguyên nhân khác khiến cho không thể điều chỉnh đường thẳng vuông góc đi xuyên qua trọng tâm nằm trên mặt phẳng tiếp xúc, con người sẽ có xu hướng đổ nghiêng.

Khi đứng sát tường, rồi nhấc chân phía ngoài lên, không chỉ mặt phẳng tiếp xúc nhỏ đi mà đường thẳng vuông góc đi qua trọng tâm cũng không đi qua mặt phẳng tiếp xúc do một chân tạo nên. Do vậy, dù cố gắng đến mấy, người ta cũng không thể đứng vững được. Muốn đứng vững phải đứng tách ra khỏi tường.

Giấc ngủ "ngược" của dơi

Màn đêm buông xuống, trong các hang động cao ráo hay trong gác xép nhà kho, lũ dơi tấp nập vào ra. Chúng treo ngược mình lên, đầu chúc xuống, chỉ dùng...

Thế nào là người máy điều khiển từ xa?

Bạn đã từng chơi đồ chơi điện tử có điều khiển từ xa chưa? Điều khiển từ xa là chỉ việc người ta sử dụng thiết bị điều khiển và thông tin cần thiết để...

Vì sao thịt muối lại có màu đỏ?

Các loại thực phẩm bằng thịt như giăm bông, lạp xường, thịt muối đều có màu đỏ tươi. Màu đỏ này do đâu mà có? Đó là chất tiết ra chính từ trong thịt.

Thế nào là bí mật "Tunguska"?

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, vùng Tunguska miền trung Siberi Nga có một quả cầu lửa còn sáng hơn cả Mặt Trời ù ù rơi xuống theo góc...

Lợi dụng biển để giảm thấp hiệu ứng nhà kính như thế nào?

Biển là khu vực vô cùng kì diệu. Chúng ta hiểu biết về biển còn rất ít.

Trên Mặt trăng có “biển” và “lục địa” không?

Buổi tối nhìn lên Mặt Trăng, bạn có thể thấy trên đó có chỗ sáng, chỗ tối. Người xưa không giải thích được hiện tượng này, nên tưởng tượng trên Mặt...

Độc tố bệnh AIDS hủy hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể như thế nào?

Hung thủ gây nên bệnh AIDS là virus Human immunodeíiciency virus, gọi tắt là HIV. Độc tố bệnh này vô cùng nhỏ, đầu mũi kim có thể chứa được mười sáu...

Tại sao việc truyền tin lại gắn liền với vật mang?

Việc nhận thức và sử dụng thông tin của loài người đã có một lịch sử lâu đời từ rất xa xưa. Bao nhiêu năm, rất nhiều thông tin sở dĩ được truyền đi và...

Tại sao máy tính phải có bộ nhớ chính?

Máy chính (khối hệ thống) của máy tính cấu tạo gồm bộ xử lý trung tâm (central processing unit) và bộ lưu trữ bên trong (gồm RAM và ROM). Bộ xử lí...