Ngày nay 99% ô tô trên thế giới đều sử dụng động cơ xăng. Ô tô thông qua đốt xăng hoặc dầu diezel mà được đẩy lên phía trước. Nhưng khi đốt xăng hoặc dầu diezel đều sản sinh ra những loại khí có hại. Khí thải của ô tô còn gọi là “khói xe ô tô”, nói chung chứa các thành phần sau: khí CO (cacbon monoxit), các hợp chất cacbuahiđro, nitric, khói than, CO2 (cacbon đioxit), SO2 (sunfurơ).
CO là loại khí do xăng cháy chưa hoàn toàn. Sức hấp thu oxi của nó rất mạnh. Nó kết hợp với hồng cầu của máu trong cơ thể, khiến cho một lượng lớn khí oxi đi vào cơ thể bị chúng hấp thu, do đó rất có hại cho sức khỏe. Nếu con người hít phải nhiều khí CO sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, thậm chí hôn mê, tử vong. Ngộ độc khí than tức là do hít phải một lượng lớn khí CO mà gây nên.
Các hợp chất cacbuahiđro là do nhiên liệu của ô tô bốc hơi, hoặc do nhiên liệu cháy không hoàn toàn mà sinh ra, nó chứa 200 loại chất, trong đó có nhiều loại gây nguy hiểm.
Các hợp chất của khí nitơ là những hợp chất do nitơ và oxi dưới điều kiện nhiệt độ cao trong xilanh phát sinh ra các phản ứng hóa học mà thành. Các hợp chất này có độ độc rất mạnh, ảnh hưởng không tốt đến người và thực vật, nó còn gây ra mưa axit và sương mù quang hóa học. Sự kiện sương mù quang hóa học làm chấn động thế giới phát sinh năm 1955 ở thành phố Los Angeles, Mỹ chính là do các hợp chất của nitơ gây nên.
Khí thải ô tô còn chứa nhiều loại vi hạt của khói than, trong đó có hạt than, các hóa chất của lưu huỳnh, hợp chất của chì, những loại này là những chất gây ra khối u. Ngoài khí sunfurơ ra, khí thải ô tô đối với hệ thống hô hấp của người gây nguy hại rất lớn, có thể dẫn đến các bệnh viêm khí quản và bệnh hen.
Ngoài ra, khí thải ô tô còn sản sinh ra một lượng lớn khí CO2. Toàn thế giới hàng năm thải ra 30 tỉ tấn khí CO2, trong đó khí do ô tô thải ra chiếm 7%. Khí CO2 là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính.
Từ khoá: Khí thải ô tô; Khí CO; Các hợp chất của nitơ; Sương mù quang hóa học.