Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc (sợi canh và sợi chỉ) người ta sẽ thu được vải, có độ bền nhất định. Giấy cũng có thành phần hoá học là xenluloza, cũng được sản xuất bằng các loại thực vật có sợi như gỗ, rơm rạ, lau lách, rồi chế tạo thành lớp mỏng ta có giấy. Điều này cũng rất giống với loại vải không dệt. Thế tại sao vải không dệt lại không phải là giấy?

Tuy giấy và vải không sợi dệt cùng là phiến mỏng xenluloza nhưng trong công nghệ chế tạo giấy và vải không sợi dệt có sự khác biệt.

Để sản xuất giấy, người ta phải biến nguyên liệu sợi thực vật thành bột giấy. Để tạo nên bột giấy người ta phải xử lý vật liệu có sợi bằng nhiều loại hoá chất, qua giai đoạn đập sợi thực vật để phá bỏ lớp vỏ ngoài của sợi, nhờ đó các phân tử cao phân tử mới được giải phóng, trải dài, sau đó qua các giai đoạn để lắng, ép phẳng, sấy và tạo được giấy. Phân tử cao phân tử xenluloza rất dài, dọc theo phân tử thường có lực hấp dẫn lớn (do liên kết hyđro). Sau khi đập, các phân tử xenluloza sẽ duỗi ra và nhờ có lực hấp dẫn sẽ xoắn lại với nhau nên giấy có độ dai khá tốt. Bột giấy càng được đập kỹ thì sẽ cho giấy có độ mịn càng cao, có mật độ càng đồng đều. Chính vì vậy mà người ta thường nói "không đập thì không thành giấy". Giấy càng mịn mặt thì càng khó bị hư hỏng (nhưng khi gặp nước thì do liên kết hyđro giữa các phân tử giấy bị phá vỡ do các phân tử nước nên giấy dễ bị bục khi gặp nước). Còn với loại vải không sợi dệt, sau khi đem vật liệu sợi gia công thành dịch keo người ta để lắng, ép, sau đó dùng các phương pháp hoá học, phương pháp nhiệt… để kết dính các sợi với nhau. Từ tên gọi "vải không sợi dệt" chỉ ra rằng loại vải này được chế tạo không qua giai đoạn kéo sợi, nhưng cũng không qua các giai đoạn xử lý như khi sản xuất giấy, nên vải không sợi dệt không phải là giấy mà là vải không có sợi dệt. Vải không sợi dệt được dùng làm vải lót, vải dán tường, thay cho vải tã lót truyền thống… Loại vật liệu này không thể dùng để viết, để in, không dùng để vẽ được… nên không phải là giấy.

Thực sự trong lịch sử văn minh nhân loại, vải xuất hiện sớm hơn giấy rất nhiều. Từ năm 1957 người ta đã khai quật ở Bá Kiều thuộc thành phố Tây An được loại giấy thời Tây Hán (thế kỷ thứ hai trước Công nguyên). Qua phân tích kiểm nghiệm thì đó là giấy chứ không phải là vải. Qua phát hiện này cho thấy giấy được phát minh còn sớm hơn so với giấy Thái Luân nhiều (năm 105 Công nguyên).

Các cảng hiện đại có những chức năng gì?

Trên thế giới có nhiều thành phố lớn phồn thịnh được xây dựng ở sát biển, ngoài giao thông về đường bộ và đường không ra, bến cảng nhộn nhịp và có...

Vì sao băng tuyết trên đỉnh núi quanh năm không tan?

Một số đỉnh núi ở miền Tây Trung Quốc như Liên Sơn, Thiên Sơn núi Côn Lôn, Hymalaya thường có băng tuyết bao phủ giống như một cái mũ trắng, dù mùa hè...

Vì sao có lúc chúng ta chỉ cần số có giá trị gần đúng?

Nếu có người hỏi bạn “năm nay bạn bao nhiêu tuổi”. Bạn trả lời “tôi 15 tuổi”.

Vì sao nói đảo Hải Nam vốn liền với đại lục?

Hải Nam là đảo lớn thứ hai của Trung Quốc. Nó nằm trên nền lục địa phía bắc biển Đông, bờ bắc cách eo biển Quỳnh Châu và nhìn sang bán đảo Lôi Châu...

Tại sao thân đê phải xây dưới rộng trên hẹp?

Sóng nước cuộn trào dữ dội ngày đêm không ngừng đập vào thân đê, nhưng con đê vẫn đứng vững.

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới

Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất...

Tại sao mầm cây lại phát triển cong về hướng Mặt Trời?

Năm 1880, nhà sinh vật học Đácuyn (Darwin) đã quan sát thấy một hiện tượng kì lạ: nếu mầm cây lúa, cây mạch có ánh sáng chiếu vào thì sẽ cong về hướng...

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên...