Sau khi trâu, bò và dê ăn xong cỏ, tại sao miệng không ngừng nhai?

Nếu bạn chú ý một chút sẽ phát hiện thấy trâu, bò và dê khi đang nghỉ ngơi hoặc nằm nghỉ trên đất, miệng của chúng nhai liên tục, giống như đang ăn một thứ rất khó nghiền nát. Rốt cuộc là có nguyên nhân gì vậy nhỉ?

 

Hoá ra dạ dày của trâu, bò và dê không giống như các động vật khác, dạ dày của động vật nói chung chỉ có một ngăn, còn dạ dày của trâu, bò và dê lại có 4 ngăn, đó là dạ cỏ hay còn gọi là túi cỏ (ngăn thứ nhất), tổ ong (ngăn thứ hai), lá sách (ngăn thứ ba) và múi khế (ngăn thứ tư).

Túi cỏ là ngăn to nhất trong 4 ngăn, 3 ngăn kia cộng lại cũng không bằng một nửa túi cỏ. Phía trước túi cỏ nối liền với thực quản, phía dưới nối thông với ngăn thứ hai, vì mặt trong của ngăn thứ hai là ô vuông nhỏ hình lục giác, rất giống hình dạng của tổ ong, nên các nhà động vật học gọi nó là tổ ong. Tổ ong thông với lá sách hình bầu dục. Trong lá sách có rất nhiều nếp nhăn lớn bé, một đầu của nó nối liền với múi khế hình quả lê. Trên múi khế có tuyến thể tiết ra dịch tiêu hoá.

Khi trâu, bò và dê ăn cỏ, không nhai kĩ mà nuốt chửng luôn, thức ăn được tạm thời cất trong túi cỏ. Trong túi không có tuyến tiêu hoá, thức ăn trong dạ dày được nước và nước bọt ngâm cho mềm, sau đó lại được vi sinh vật và động vật nguyên sinh trong dạ dày tiêu hoá sơ bộ, thức ăn được tiêu hoá dở dang này lại quay về miệng để nghiền nhỏ lại, thức ăn được nghiền nhỏ này lại được nuốt vào tổ ong, sau đó vào lá sách, cuối cùng được tiêu hoá hoàn toàn trong múi khế. Khi trâu, bò và dê nghỉ ngơi, miệng vẫn không ngừng nhai, đó chính là cỏ cất trong túi cỏ được đưa trở lại miệng để nghiền nát. Loài động vật đưa thức ăn trở lại miệng để nghiền nát này được gọi là động vật nhai lại. Ngoài trâu, bò và dê ra, còn có lạc đà và hươu cũng là động vật nhai lại, tuy nhiên dạ dày của lạc đà chỉ có 3 ngăn.

Nhai lại là một sự thích nghi sinh học của những động vật ăn cỏ này. Chúng có thể gặm rất nhiều cỏ trên cánh đồng bát ngát một cách nhanh chóng và tích trữ thức ăn vào trong túi cỏ, sau đó trở về nơi cư trú mới cho thức ăn đã nuốt trở lại miệng để nhai lại cho thật kĩ.

Vì sao chúng ta không cảm thấy Trái đất chuyển động?

Mỗi giây, Trái đất vượt được chặng đường tới 30 km quanh Mặt trời. Đó là chưa kể tới việc Trái đất tự quay quanh mình với tốc độ ở đường xích đạo là 465 mét / giây. Vậy mà có vẻ như Trái đất đang đứng yên...

Sử dụng bình nóng lạnh bằng khí đốt tự nhiên có thể nhiễm độc không?

Rất nhiều người biết rằng, khí đốt tự nhiên và gas chúng ta dùng trong gia đình có ưu điểm hơn hẳn khí than. Trước tiên, lượng nhiệt toả ra từ khí đốt...

Vì sao có thể đeo kính sát tròng trong mắt?

Kính thông thường phải có gọng để đeo vào tai. Nhờ có kính mà người đeo cải thiện được thị lực, nhưng cũng có nhiều phiền phức.

Vì sao có bệnh "cận thị giả"?

Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.

Tại sao thang máy trong các toà nhà chọc trời chỉ có thể bố trí phân đoạn?

Khi số tầng của ngôi nhà cao hơn 6-7 tầng thì thường phải lắp đặt thang máy. Một số công trình công cộng cỡ lớn và trung bình như văn phòng thương vụ,...

Vì sao khi ngáp, nước mắt lại trào ra?

Khi ngáp, hai mí mắt khép lại, miệng mở to, người hơi ngả về phía sau, thở sâu và mạnh, kèm theo động tác uốn vai. Lúc đó, bạn sẽ phát hiện thấy người...

Tại sao rùa có tuổi thọ rất cao?

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là "sao lão thọ" (thọ tinh).

Vì sao các nhà du hành phải thở toàn ôxy trước khi ra ngoài vũ trụ?

Các con tàu vũ trụ chở người (như trạm không gian, máy bay vũ trụ hoặc con tàu vũ trụ) ở đó có áp suất không khí tương đương với mặt đất, vì vậy các...

Tinh thể lỏng là gì?

Nói đến tinh thể lập tức người ta nghĩ ngay đến kim cương, muối ăn…, chúng đều là những chất rắn. Thế tinh thể lỏng có phải là chất lỏng kết tinh...