Vì sao ở lứa tuổi thanh niên phải ăn đủ iốt?

Iốt trong tổng khối lượng cơ thể chỉ chiếm 0,000043%, chủ yếu tồn tại tập trung ở tuyến giáp trạng. Tuyến giáp trạng đối với sự sinh trưởng, phát dục, trí lực và phát triển cá tính đều có một vai trò rất quan trọng. Nếu ăn uống thiếu iốt thì nguồn các nguyên tố cấu tạo nên tuyến giáp trạng sẽ không đủ, tuyến giáp trạng sẽ sưng to. Ở một số địa phương đã xuất hiện bệnh bướu cổ, đó là do nguyên nhân thiếu iốt. Bệnh bướu cổ làm cho chức năng tuyến giáp trạng tăng lên, cơ sở hấp thu đào thải mất cân bằng, tim hồi hộp, tròng mắt lồi ra, thậm chí tinh thần thất thường, uể oải. Ở những khu vực phát sinh bệnh bướu cổ thường là môi trường thiếu iốt, người dân ở đó ăn muối biển hàm lượng iôt thấp hoặc thực phẩm thiếu iôt.

Tuổi thanh niên là thời kì sinh trưởng và phát dục của cơ thể mạnh nhất. Nếu thời kì này trong thực phẩm không bổ sung đầy đủ hàm lượng iôt (như muối biển, rong biển, tôm, cá biển v.v..) thì sẽ gây ra bệnh phù tuyến giáp trạng, ảnh hưởng đến sự phát dục bình thường của thanh thiếu niên. Lượng cung cấp iôt của thanh thiếu niên là 0,2 – 0,4 mg/ngày. Cao gấp đôi so với lượng iôt cần cung cấp đối với người bình thường. Ăn nhiều hải sản là phương pháp tốt nhất để bổ sung iôt. Ở những vùng hiếm hải sản thì nên dùng muối biển để bổ sung.

Tuy nhiên, ăn iôt quá nhiều cũng không tốt, sẽ gây ra bệnh phù tuyến giáp trạng. Một số vùng duyên hải hàng năm người ta ăn từ 15 – 20 kg rong biển nên cũng gây ra bệnh bướu cổ.

Đó là vì sau khi cơ thể hấp thụ iôt quá mức làm cho các ion iôt vô cơ trong tuyến giáp trạng tăng lên, chúng không thể hợp thành với tyrosine để biến thành tyrosine iôtua một cách bình thường. Khi chất này ít đi thì các nội tiết tố của tuyến giáp trạng cũng ít đi, dẫn đến bệnh bướu cổ.

Từ khoá: Tuyến giáp trạng; Bệnh phù tuyến giáp trạng.

Vì sao nửa bên phải của hướng tiến cơn lốc là nửa nguy hiểm?

Gió lốc (áp thấp) là trận không khí xoáy với tốc độ rất lớn. Nó không những có tốc độ quay nhanh mà toàn bộ còn chuyển động lên phía trước.

Người máy tương lai có vượt qua con người không?

Trong phim ảnh và tiểu thuyết khoa học giả tưởng, chúng ta có thể đã thấy các tình tiết và tình huống "chiến tranh" giữa con người và người máy. Và...

Đạo giáo đã nảy sinh như thế nào?

Đạo giáo (hay Lão giáo), Phật giáo và Hồi giáo (Ixlam) là ba tôn giáo lớn đã chiếm địa vị thống trị lâu đời ở Trung Quốc. Trong ba tôn giáo này thì...

Những ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường có liên quan đến những vấn đề gì?

Ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường nổi tiếng nhất là “Ngày Trái Đất” và “Ngày Môi trường thế giới”. Ngoài ra một số tổ chức quốc tế còn đặt ra một số ngày...

Tại sao có thể lấy côn trùng để trị côn trùng?

Mỗi khi vào đầu hạ, trong các ruộng bông, trên một số lá dày đặc những con sâu hại bông, nếu bạn đánh dấu những lá này, sau một thời gian kiểm tra...

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...

Trái Đất ấm lên có ảnh hưởng gì đến môi trường của con người?

Hàm lượng khí CO2 trong không khí ở dưới mức độ nhất định có thể khiến cho Trái Đất duy trì được nhiệt độ thích hợp. Nếu trong không khí không có khí...

Thảm kịch Bhopal phát sinh như thế nào?

Thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) có nhà máy liên hợp hóa chất Union Carbide sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Ngày 3/12/1984, nhà...

Vì sao ở đa số người, tay phải mạnh hơn tay trái?

Trên 90% nhân loại có thói quen dùng tay phải làm việc. Tay phải của họ cả về lực, độ to nhỏ hoặc về trọng lượng đều mạnh hơn tay trái.