Tại sao những cây ăn quả thấp lại có sản lượng cao?

Một số vườn quả già, cây ăn quả cao to, tán rộng, dưới tán cây rất râm mát. Nhưng bạn khó mà nhìn thấy trên cành cây ở dưới tán cây có quả. Bạn muốn hái quả, không phải là trèo cây mà dùng thang hoặc dùng sào dài mới có thể hái được. Những vườn quả như vậy đều là vườn quả thưa cây, thường mỗi mẫu cây ăn quả có 20 – 30 cây, sản lượng tương đối thấp, nếu một mẫu vườn vải quản lí tốt, mỗi mẫu thu được 600 – 900 kg. Mấy năm gần đây, sử dụng kĩ thuật chiết cành, cắt ngọn, làm cho cây ăn quả thấp đi, điều này ngoài việc khiến cho cây ra hoa kết quả sớm, còn tăng mật độ trồng cây ăn quả, từ đó tăng sản lượng đơn vị diện tích.

Tại sao sản lượng đơn vị diện tích cây ăn quả thấp cao hơn sản lượng diện tích cây ăn quả cao? Đó là vì cây ăn quả cao tán rộng, một cây ăn quả chiếm 2 – 3 diện tích đất của cây ăn quả thấp. Tính theo diện tích cầu tròn, diện tích tán cây của cây ăn quả thấp sẽ lớn hơn diện tích tán cây của cây ăn quả cao. Vì vậy, cây ăn quả thấp có thể tăng tỉ lệ sử dụng năng lượng ánh sáng, từ đó tăng sản lượng đơn vị diện tích. Bộ rễ của cây ăn quả thấp có mật độ dày sẽ có phạm vi hấp thụ chất dinh dưỡng lớn hơn bộ rễ của cây ăn quả lớn mật độ thưa, đưa đến việc tăng tỉ lệ sử dụng đất, có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn. Ngoài ra thân cây ăn quả lớn to, cành dài, phân nhánh ít, cành râm nhiều, khoảng cách vận chuyển nước và chất dinh dưỡng dài tiêu hao lớn, còn cây ăn quả thấp thân thấp, cành thấp phân nhánh nhiều, cành râm ít, khoảng cách vận chuyển nước và chất dinh dưỡng ngắn, tiêu hao ít, đó là nguyên nhân mà sản lượng đơn vị diện tích cây ăn quả thấp cao hơn sản lượng đơn vị diện tích cây ăn quả cao.

Nói tóm lại cây ăn quả thấp có những ưu điểm như diện tích dinh dưỡng lớn, tần suất sử dụng năng lượng ánh sáng cao, tích lũy nhiều tiêu hao ít, quản lí và thu hoạch thuận tiện, ra hoa kết quả sớm.

Vì sao đơteri được gọi là nhiên liệu trong tương lai?

Ngày nay nhiên liệu chủ yếu của loài người là dầu mỏ, than đá, ngoài ra có thể dùng uran, thori là nhiên liệu hạt nhân. Thế nhưng trong tương lai,...

Sư tử và hổ, ai là kẻ mạnh hơn?

Trên thực tế, hổ sống ở Châu Á, sư tử sản sinh ở Châu Phi. Có thể nói hai loài hùng bá mỗi phương, không có cơ hội để đọ sức, để phân mạnh, yếu.

Tại sao máy tính có thể chụp ảnh cho ta?

Những năm gần đây, ở những nơi đông người như sân ga tàu điện ngầm, siêu thị thỉnh thoảng ta thấy có quầy chụp ảnh vi tính. Tại đây, chỉ cần bỏ vài...

Vì sao ruộng lúa mà nuôi cá thì lúa tốt, cá béo?

Nuôi cá trong ruộng lúa còn gọi là “cá dưới lúa”, là một trong những phương thức sản xuất của đồng lúa khu vực miền núi và đồi gò ở phương nam Trung...

Có phải tất cả ô nhiễm môi trường đều do con người gây ra không?

"Tôi khó thở ! Thân nhiệt tôi tăng cao ! Da tôi đầy thương tích ! Hãy cứu tôi với !”. Trái Đất đang rên rỉ, Trái Đất đang kêu gào, tất cả đều là do ô...

Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?

Phàm là chất mà đầu lưỡi chúng ta cảm thấy ngọt chính là vị đường. Đường là một vị hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con...

Tại sao ô tô điện có thể khôi phục địa vị?

Ô tô điện là chỉ loại ô tô không dùng động cơ đốt trong, không dùng xăng, mà dùng động cơ điện một chiều để kéo.

Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?

Đại hội thể dục thể thao long trọng và có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội Olympic. Mỗi khi khai mạc Thế vận hội Olympic, trên hội trường...

Đâu là nguồn oxy của các nhà du hành?

Đối với mạng sống của con người, so với nước và thực phẩn, oxy còn quan trọng hơn rất nhiều. Trên Trái đất, bẩu khí quyển dường như là nguồn cung cấp...