Thai nhi trong bụng mẹ làm những gì?

Trong bụng mẹ, thai nhi suốt ngày làm gì? Trước đây, người ta không hề biết gì về vấn đề này. Ngày nay, các nhà y học qua siêu âm đã quan sát được thai nhi trong bụng mẹ, nhìn thấy từng động tác của thai nhi rất rõ. Thai nhi không phải "hai tai không nghe" những việc ngoài tử cung, không phải chỉ biết ngủ suốt ngày.

Thai nhi có thể dùng mắt nhìn đồ vật. Khi nó ngủ hoặc đổi tư thế, mắt sẽ di động. Nếu có một luồng sáng chiếu vào bụng mẹ, thông qua vách tử cung và nước ối, nó có thể nhìn thấy ánh sáng lờ mờ giống như ánh sáng đèn pin bị che bởi một lớp giấy. Thai nhi sẽ mở to mắt và quay mặt nhìn về phía ánh sáng.

Thai nhi đã có thính giác. Nó thích nghe âm nhạc có tiết tấu chậm, tiết tấu tốt nhất là 60 nhịp trong một phút vì nó gần giống với nhịp tim của mẹ. Nếu có âm nhạc, nó sẽ quay đầu lại để nghe âm thanh bên ngoài.

Bắt đầu từ tháng thứ tư, lưỡi của thai nhi đã có đài và bắt đầu phát triển. Nó ghét vị đắng và thích vị ngọt.

Trong cơ thể mẹ, thai nhi cũng đã có phản ứng về xúc giác. Nếu ta đụng vào chân thai nhi, nó sẽ mở chân ra hình cái quạt, đụng vào tay nó, nó sẽ nắm tay lại.

Thai nhi 8 tháng đã biết làm một số việc. Nó biết ngáp, nắm tay, mút ngón tay, ưỡn vai, uốn lưng và đạp, biết mỉm cười, chau mày, giụi mắt, thậm chí biết làm xấu. Đương nhiên, những hoạt động này đều là vô ý thức.

Thai nhi 3 - 4 tháng đã có công năng bài tiết nước tiểu. Trong bàng quang nó đã tích chứa nước tiểu.

Ngày nay, người ta đã biết được thai nhi 7 tháng mỗi giờ bài tiết khoảng 10 ml nước tiểu, trước khi sinh mỗi giờ có thể bài tiết 27 ml. Nước tiểu và những chất thải khác của thai nhi đều thông qua nhau của mẹ bài tiết ra ngoài.

Trong vũ trụ còn có "hệ Mặt trời" khác không?

Ngoài hệ Mặt Trời của ta ra, chung quanh các hằng tinh khác có phải còn có các hành tinh không?

Vì sao vành ánh sáng của sao Thổ lại có dạng hình vành khuyên?

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 quay quanh Mặt trời, người ta còn gọi sao Thổ là hành tinh ngoài, vì nó chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo bên ngoài...

Tại sao lại cần phải xây dựng giao lộ lập thể?

Đi đôi với mật độ dân số ngày càng cao, mâu thuẫn giữa lượng xe tăng lên mạnh mẽ và đường sá có hạn ở các thành phố ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là vào...

Vì sao có thể lợi dụng các vi khuẩn trong việc sản xuất thực phẩm và hoá chất?

Nói đến vi khuẩn làm nhiều người liên tưởng đến các loại bệnh tật nguy hiểm như: lỵ, thương hàn, tả, dịch hạch… làm người ta hết sức lo sợ. Thực ra...

Vì sao ong hút mật?

Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này.

Tại sao giải thưởng Nobel trở thành giải thưởng cao quý nhất trên thế giới?

Giải thưởng Nobel đã được đặt ra theo di chúc và với di sản của nhà hóa học người Thụy Điển tên là Nobel. Từ khi giải này được trao đầu năm 1901, bao...

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống.

Vì sao không nên lạm dụng vitamin?

Tục ngữ có câu: "Thuốc ba phần là độc". Vitamin cũng là thuốc, vì vậy nên uống theo nhu cầu, không thể lạm dụng.

Ai là người đầu tiên đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường?

Người đầu tiên đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường là nhà nữ sinh vật học người Mỹ Rachel Carson.