Vì sao Hoàng Hà bị đứt dòng?

Hoàng Hà là do nước sông vàng đục mà có tên như thế. Sông Hoàng Hà dài 5.464 km, chỉ kém sông Trường Giang là sông lớn thứ hai của Trung Quốc. Theo đo đạc thực tế thì lưu lượng hàng năm của dòng sông Hoàng Hà là 47 tỉ m3, hàng năm bình quân tải đi một lượng cát là 1,6 tỉ tấn. Lưu vực Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc Trung Hoa. Thế tộc Hoa Hạ “con cháu Viêm Hoàng” ra đời ở đó. Hoàng Hà xưa nay là dòng sông “nước dâng thành lũ”, nhưng ngày nay Hoàng Hà đã bị đứt dòng.

Hoàng Hà bị đứt dòng bắt đầu từ năm 1972. Trong 26 năm tức 1972 – 1998, ở vùng hạ lưu có đến 21 năm bị đứt dòng. Tiến vào thập kỉ 90, từ năm 1991 đến năm 1998 liên tục bị đứt dòng. Trong đó năm 1997 sông khô 9 lần, tổng cộng 226 ngày, tổng cộng các đoạn sông bị khô khoảng 700 km, đặc biệt lần đầu tiên sông bị khô lại xuất hiện vào thời kì mưa lớn. Trước kia, trên sông Hoàng Hà hình ảnh “cánh buồm xa lẫn chân trời” thì ngày nay chỗ đoạn sông Tế Nam ở hạ lưu Hoàng Hà sông cạn, người xe qua lại được. Vì thời gian sông khô lâu, cho nên lòng sông hạ lưu Hoàng Hà đã trở thành một dải cát lớn.

Theo thống kê từ năm 1972 đến năm 1997, vì đứt dòng cho nên kinh tế công, nông nghiệp của riêng tỉnh Sơn Đông đã tổn thất 28,6 tỉ đồng nhân dân tệ. Trong đó từ năm 1990, đến nay kinh tế đã tổn thất 18,5 tỉ, bình quân hàng năm ước khoảng 23 tỉ. Vì đứt dòng khiến cho hàng loạt nhà máy phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất bị gián đoạn, cung cấp nước cho nhân dân lúc có lúc không, lượng nước cấp bị hạn chế nên ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều.

Hoàng Hà đứt dòng đã để lại hậu họa cho những cơn lũ định kì: Vì đứt dòng làm cho lòng sông ngày càng thu hẹp, tích tụ nhiều bùn, giảm thấp năng lực tiêu lũ, gây nên sự uy hiếp nghiêm trọng cho an toàn của các con đê. Đồng thời đứt dòng cũng đã gây ra ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái về nhiều phương diện và nhiều tầng nấc, đặc biệt là những loài đặc sản nổi tiếng ở vùng cửa sông như cá đao, cua lông đều bị mất dần. Hơn 800 loài sinh vật thủy sinh và hàng trăm loài thực vật cũng như chim muông đã bắt đầu bị uy hiếp.

Nguyên nhân Hoàng Hà đứt dòng có ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, cũng có ảnh hưởng của yếu tố con người.

Một trong những nguyên nhân Hoàng Hà đứt dòng là nguồn nước lưu vực sông Hoàng Hà bản thân vốn đã ít, những năm gần đây lượng mưa ở lưu vực này cũng ít dần. Theo các chuyên gia thống kê, trong vòng 37 năm từ 1953 đến 1990, dân số lưu vực Hoàng Hà, có tỉ lệ tăng trưởng cao đến mức 22‰, so với tỉ lệ tăng trưởng dân số toàn quốc là 18‰ thì cao hơn 4‰, đặc biệt ở vùng thượng du sông Hoàng Hà tỉ lệ tăng trưởng dân số đạt đến 27,7‰, so với toàn quốc cao vượt 10‰. Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh vượt quá năng lực sản xuất lương thực. Theo thống kê, cuối những năm 80, lưu vực sông Hoàng Hà thiếu khoảng 18 triệu tấn lương thực. Ngoài các khu vực như khu Hà Thao Quan và Hoàng Thủy Cốc thì lương thực những vùng khác đều khó tự cung tự cấp, do đó không thể không dựa vào diện tích khai hoang để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu vốn rất mong manh. Những vùng đất cần được khai hoang thì đã khai hoang hết, nên đành phải khai hoang các đồi dốc, các bãi cỏ và đất rừng để tăng thêm lương thực. Sự khai hoang đã phá hủy một diện tích lớn các cánh rừng, đồng cỏ và các đồi dốc, làm cho môi trường sinh thái xấu đi, gây nên nguồn nước càng thêm thiếu hụt.

Nguyên nhân thứ hai là sức sản xuất khu vực Hoàng Hà phát triển, dẫn đến nhu cầu cung cấp nước không ngừng tăng lên. Vùng công nghiệp và thành thị dùng nước tăng cao, diện tích tưới tiêu cũng mở rộng. Mặt khác lòng sông Hoàng Hà ngày càng nhiều bùn cát, nên nước càng ít đi. Hiện nay Hoàng Hà bình quân mỗi năm cần cung cấp một lượng nước 29 tỉ m3, vượt quá 50% nguồn nước tự nhiên của dòng sông. Nếu căn cứ lượng nước có thể khai thác là 38 tỉ m3 để tính thì hiệu suất lợi dụng nguồn nước sông Hoàng Hà đã vượt quá 75%. Đó là điều hiếm thấy đối với các con sông lớn ở Trung Quốc, đến nỗi chỉ trong một thời gian ngắn 30 năm, đã khiến cho lưu lượng của sông Hoàng Hà đã giảm gần một nửa, tạo nên một kỉ lục đứt dòng chảy hiếm thấy trên thế giới. Hoàng Hà trong chưa đầy nửa thế kỉ, từng năm một liên tục bị thu hẹp thành một dòng sông theo mùa.

Nguyên nhân thứ ba là năng lực những hồ chứa nước hiện có đã giảm thấp. Do quản lí nguồn tài nguyên nước không thống nhất, hễ gặp mùa nước khô hoặc năm nước cạn thì các công trình cần dùng nước ven sông tranh chấp lẫn nhau, làm tăng thêm tình trạng căng thẳng về cung cấp nước.

Nguyên nhân thứ tư là phí nước tính quá thấp. Hiện nay giá 20 tấn nước sông Hoàng Hà mới bằng giá một bình nước khoáng. Do giá nước thấp nên không gây được ý thức tiết kiệm cho mọi người. Đồng thời với lòng sông Hoàng Hà bị thu hẹp thì sự lãng phí nước của các xí nghiệp nông, công nghiệp trong khu vực lại rất lớn. Theo tính toán mỗi mẫu tiểu mạch cần tưới 200 m3 nước là thỏa mãn nhu cầu, song sông Hoàng Hà đã tưới cho mỗi mẫu tiểu mạch lên đến 1.000 m3, tức là hiệu suất lợi dụng chỉ đạt 40%. Càng nghiêm trọng hơn là ô nhiễm môi trường ngày càng tăng khiến cho nước thừa sông Hoàng Hà vốn chẳng có là bao, hệ số lợi dụng thấp như thế lại càng giảm xuống. Nước ô nhiễm hàng năm thải vào sông Hoàng Hà đạt 2,2 tỉ tấn, con số này có nghĩa là mỗi mét khối nước sông Hoàng Hà ngoài 38 kg bùn cát, còn có thêm 52 lít nước bẩn.

Từ khoá: Hoàng Hà; Đứt dòng.

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Sự thật về các "học giả đần"

Bạn đã nghe nói về “học giả đần” chưa? Có lẽ bạn sẽ coi là chuyện bịa. Rõ ràng “đần” và “học giả” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập, đã ngu đần thì...

Vì sao xây dựng sân bay trên biển?

Sân bay phần nhiều xây dựng ở ngoại ô thành phố. Ở đó đất rộng, dân cư thưa thớt, tầm nhìn bao la, hơn nữa nó gắn liền với hệ thống giao thông thành...

Có thể giảm đau khi tiêm không?

Người ốm thì phải uống thuốc hoặc phải tiêm. Trong hai cách đó, hiệu quả của thuốc theo đường tiêm sẽ nhanh hơn nhiều so với đường uống.

Tại sao Tần Thuỷ Hoàng được gọi là vị hoàng đế của muôn đời?

Năm 221 trước Công nguyên, vua nước Tẩn là Doanh Chính thành công trong việc thôn tính sáu nước, lập nên vương triều thống nhất nhà Tẩn.

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng?

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú...

Vì sao các thiết bị vũ trụ chở người phải có thiết bị cấp cứu?

Ngày 27 tháng 9 năm 1983 trên sân bay vũ trụ Baiconua của Nga, khi con tàu vũ trụ "Liên minh T-10A" sắp cất cánh, bỗng động cơ tầng 1 của tên lửa đẩy...

Bí mật về sự sống trên Hoả Tinh như thế nào?

Đêm trong trời sáng, có lúc ta có thể nhìn thấy một hành tinh màu đỏ trên trời, đó là Hoả Tinh. Từ xưa đến nay con người luôn hứng thú tìm hiểu trên...

Vì sao vệ tinh khí tượng địa tĩnh có thể dự báo thời tiết?

Vệ tinh khí tượng địa tĩnh chuyển động quanh Trái đất với cùng một chu kỳ Trái đất tự quay, tức là chuyển động đồng bộ với Trái đất. Cho nên, khi ở...