Like
Share
Copy link
Khoang mũi được che phủ bởi một lớp niêm mạc hồng nhuận; nó tiết ra một chất nước màu trong, khiến cho niêm mạc mũi luôn nhuận ướt. Bình thường, mỗi ngày một người tiết ra khoảng một lít nước mũi. Nhưng ta không cảm thấy được điều đó vì thành phần nước trong mũi biến thành hơi, khiến cho không khí thở vào trở thành ấm và ướt, chỉ có một phần nhỏ còn lại biến thành nước mũi, được thải ra ngoài.
Các bác sĩ cho rằng, khi xì mũi, không nên dùng lực mạnh quá mà nên cẩn thận, trước hết dùng một ngón tay ấn bịt một bên, xì mũi từ lỗ bên kia, sau đó lại đổi bên. Nếu không, bệnh nhân rất dễ bị viêm tai giữa hoặc viêm xoang mũi.
Vì sao lại thế? Ngày nay, người ta biết được rằng phía sau xoang mũi là yết mũi, mỗi bên có một đường ống thông với tai giữa. Nếu khi xì mũi, ta đồng thời bịt chặt hai lỗ mũi thì khoang mũi và yết mũi sẽ chịu một áp lực rất lớn, khiến cho một phần nước mũi sẽ thông qua đường ống đi vào tai giữa. Như vậy, vi khuẩn trong nước mũi sẽ làm cho tai giữa bị viêm.
Ngoài ra, chung quanh khoang mũi có một số xoang được cấu tạo bởi các chất sụn chứa khí. Những xoang này đều thông với khoang mũi. Khi đồng thời bịt chặt hai lỗ mũi, nước mũi và vi khuẩn trong đó sẽ đi vào xoang mũi, gây viêm xoang.
Tại sao có thể nghe trộm tiếng nói mà không phải đến gần?
Vì sao nói "Ba người cùng đi với ta, ắt có một người là thầy ta"?
Làm thế nào để cho hoa cắm trong bình có thể tươi được lâu?
Vì sao không nên lạm dụng thuốc kháng sinh?
Năm mươi vạn năm sau, loài người sẽ trở thành thế nào?
Nhà du hành từ khoang tàu bước ra vũ trụ như thế nào?
Vì sao không khí lạnh ra đến biển thì dần dần giảm yếu?
Vì sao dùng phương pháp xác suất có thể tính được giá trị gần đúng của số π?
Sốt cao có phải là xấu không?