Vì sao vào mùa hè không nên bơm xe đạp quá căng?

Để xe đạp có thể đi được nhẹ hơn, chúng ta cần phải bơm hơi cho săm xe. Những người có kinh nghiệm thường nói rằng: Bơm cho săm căng một chút, như vậy có thể tránh hại săm. Nhưng, vào mùa hè, đừng bơm căng quá. Vì sao cùng một sự việc mà họ lại khuyên ta làm theo 2 cách khác nhau như vậy?

Thì ra, đây chính là những kinh nghiệm mà họ đã tổng kết được. Kinh nghiệm này dựa trên những cơ sở khoa học của nó. Lúc bình thường, chúng ta bơm cho săm xe hơi căng một chút, điều này giúp tránh được sự dịch chuyển tương hỗ, gây ra ma sát giữa săm xe và lốp xe, từ đó tránh hại cho săm xe. Nhưng, vào mùa hè nóng nực, không được bơm quá căng, bởi vì không khí có đặc tính nóng nở ra lạnh co vào. Như vậy, nếu bơm quá căng sẽ dẫn đến nổ lốp. Chúng ta cùng làm một thí nghiệm sau đây: Lấy một quả cầu rồi thổi hơi vào đó, đưa quả cầu lên phía trên một chậu nước sôi, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, quả cầu sẽ dần phình to. Trong quá trình này không có không khí bổ sung vào. Việc này được kết luận là không khí khi gặp nhiệt sẽ nở ra.

Trong quá trình đi xe đạp, mặt lốp tiếp xúc với đất sẽ tạo ra ma sát, từ đó sinh ra nhiệt lượng, nhiệt lượng từ lốp xe sẽ truyền vào không khí trong săm xe làm tăng nhiệt độ trong săm xe. Nếu như trời không quá nóng, ảnh hưởng tới lốp xe không lớn. Nhưng, vào những ngày nóng nực, nhiệt độ tương đối cao, nhiệt lượng từ mặt đất truyền qua lốp xe vào không khí trong săm, làm cho thể tích không khí trong săm xe nở ra. Nếu như hơi trong săm xe được bơm quá căng, không khí khi nở ra sẽ không chịu được trong môi trường chật hẹp như vậy, nó sẽ tìm tới nơi mỏng nhất trên săm xe và thế là "đoàng" một tiếng nổ phát ra. Cho nên, vào mùa hè, bạn không nên bơm xe đạp quá căng.

Con mối có liên quan gì đến nhiệt độ không khí lên cao?

Vào sau những năm 80 của thế kỉ XX, khí hậu toàn cầu dần dần nóng lên, không ít những khu vực đã xuất hiện hiện tượng mùa đông nóng lạ lùng, điều này đã mang đến một loạt những hậu quả không tốt đối với xã hội loài người.

Thế nào là tính đa dạng của sinh vật?

Tính đa dạng của sinh vật là tổng thể tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất: thực vật, động vật và vi sinh vật cũng như sự cấu thành của chúng. Nó...

Ngoáy tai tốt hay không tốt?

Rất nhiều bạn nhỏ có thói quen ngoáy tai, thậm chí có lúc còn dùng cả que cứng cho vào lỗ tai ngoáy. Thực ra, ráy tai không có hại đối với sức khỏe...

Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".

Tại sao đũa nhìn trong nữa trông như bị gãy?

Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý. Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên...

Tại sao rễ thực vật thường đâm xuống còn thân thực vật lại mọc lên?

Hạt cây trồng được rải xuống đất, có hạt đứng thẳng, có hạt đổ nghiêng, có hạt nằm sấp, có hạt lại nằm ngửa, lại có hạt bị chổng ngược, chúng ở mọi tư...

Vì sao vào mùa hè, trẻ em hay nổi rôm?

Rôm là những nốt mẩn đỏ, rất dễ phát sinh khi trời oi bức. Nó xuất hiện do mồ hôi quá nhiều nhưng không được bài tiết một cách thuận lợi, khiến cho da...

Tại sao hiện nay không tìm thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyễn ở Trung Quốc?

Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hẩu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tẩn Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm...

Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?

Đại hội thể dục thể thao long trọng và có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội Olympic. Mỗi khi khai mạc Thế vận hội Olympic, trên hội trường...