Vì sao có thể dùng vệ tinh để trinh sát quân sự?

Vệ tinh trinh sát là loại vệ tinh thu thập thông tin tình hình quân sự. Nó "đứng cao, nhìn xa", là "gián điệp" trên không rất linh hoạt. Bởi vì có những ưu điểm như diện tích trinh sát rộng, tốc độ nhanh, hiệu quả tốt có thể quan sát định kỳ hoặc giám sát liên tục một khu vực nào đó không bị biên giới và thời tiết hạn chế, cho nên thời kỳ chiến tranh lạnh nó trở thành đứa "con cưng siêu cấp" của quốc gia. Trong số các vệ tinh mà loài người đã phóng lên, số vệ tinh trinh sát chiếm đến 1/3.

Vệ tinh trinh sát có thể chia làm vệ tinh trinh sát chụp ảnh, vệ tinh trinh sát điện tử, vệ tinh cảnh giới tên lửa vượt đại châu và vệ tinh giám sát mặt biển. Vệ tinh trinh sát chụp ảnh là loại vệ tinh xuất hiện sớm nhất, số lượng nhiều nhất, nó thường chuyển động ở độ cao từ 150 - 1000 km, hàng ngày bay quanh Trái Đất mười mấy vòng. Nó đảm nhiệm "quân chủ lực" trong nhiệm vụ trinh sát trên không.

Các thiết bị trinh sát vệ tinh mang theo có tác dụng như "con mắt" của vệ tinh, nó bao gồm máy ảnh chụp nhờ ánh sáng thấy được, máy ảnh hồng ngoại, máy ảnh đa quang phổ, cũng như loại ra đa có đường kính hợp thành mới xuất hiện gần đây và loại máy ảnh vô tuyến.

Những thông tin từ vệ tinh trinh sát chụp ảnh thu được như phim, băng từ, v.v. đều được ghi lại và cất giữ trong khoang thu hồi. Khi vệ tinh đi qua nước đó sẽ rơi xuống để thu hồi, cũng có thể thông qua các tín hiệu vô tuyến để định kỳ truyền về. Trạm tiếp nhận mặt đất sau khi nhận được, xử lý và đọc kết quả.

Ngoài ra vệ tinh trinh sát điện tử còn được lắp các thiết bị trinh sát điện tử dùng để trinh sát rađa đối phương và phát hiện vị trí cũng như đặc tính các thiết bị vô tuyến khác, nghe trộm tin cơ mật của đối phương. Vệ tinh cảnh giới tên lửa đạn đạo, dùng các thiết bị quan trắc hồng ngoại để phát hiện sớm bức xạ hồng ngoại sau đuôi động cơ tên lửa khi mới phóng lên. Còn vệ tinh giám sát mặt biển dùng ra đa, các máy thu vô tuyến, máy quan trắc hồng ngoại và các thiết bị trinh sát khác để giám sát hạm đội và hoạt động của tàu ngầm trên biển.

Vì sao thân thể nổi nốt mê đay?

Có người sau khi ăn đồ bỗng nhiên cảm thấy toàn thân phát ngứa, nổi các nốt đỏ màu hồng hoặc màu

Đơn vị thiên văn là gì?

Đơn vị thiên văn là một loại đơn vị dùng để đo khoảng cách trong thiên văn học, người ta lấy khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời làm đơn...

Vì sao luôn nhìn thấy chớp trước rồi mới nghe thấy tiếng sấm?

Vào mùa hè thường xuất hiện chớp và sấm, trong cơn dông, điện trường giữa hai khu vực mang điện tích dương và điện tích âm trong những đám mây lớn đến một mức độ nhất định, hai loại điện tích trong quá trình phát triển sẽ phát ra tia lửa...

Vì sao một số thành phố công nghiệp trên thế giới có mặt đất bị lún?

Ở Thượng Hải – thành phố công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, người dân phát hiện thấy mặt đất của thành phố đang bị lún dần. Từ những năm 20 của thế kỷ...

Thế nào là bài toán bức màn đẳng thức của các tổng số?

Ta hãy xét xem hai tổng mỗi tổng là sáu số tự nhiên:

Vì sao trước cơn mưa rào trời rất oi bức?

Buổi sáng, Mặt trời vừa mới mọc mà không khí đã rất nóng nực, quạt quay tít nhưng mồ hôi mồ kê bạn rất nhễ nhại. Trời không chỉ nóng bức mà còn ngột ngạt nữa: Đó chính là dấu hiệu bắt đẩu của một cơn mưa rào...

Vì sao “lạnh nhất Tam cửu”, “nóng nhất Tam phục”?

"Lạnh nhất Tam cửu”, “Nóng nhất Tam phục". Hai câu ngạn ngữ này là kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc tích lũy nên qua thực tiễn lâu dài.

Vì sao dưới đáy biển cũng xây dựng "đài thiên văn"?

Nói chung các đài thiên văn đều đặt trên đỉnh núi để quan trắc tốt. Nhằm tránh ảnh hưởng của không khí đối với quan trắc thiên văn, các nhà khoa học...

Sự phát tán của quả và hạt như thế nào?

Thực vật sinh trưởng suốt đời ở một chỗ cố định, không thể di chuyển được, vậy làm thế nào mà chúng vẫn có thể duy trì nòi giống, phân bố ở khắp mọi...