Hiện tượng "nhà có ma" là thế nào?

Trên thế giới có nhiều nơi đồn đại về câu chuyện “nhà có ma” (hay gọi là “nhà chết”, “nhà quỉ”). Tương truyền người đến ở trong ngôi nhà đó sẽ chết rất nhanh. Ở miền Nam Trung Quốc có nơi đã từng có nhà có ma vì thường khiến cho người chết nên không ai dám ở, đóng cửa nhiều năm. Về sau có 3 thanh niên thân thể khỏe mạnh trong thôn, để xóa bỏ mê tín, họ đã dọn đến ở. Qua mấy ngày không phát hiện thấy vấn đề gì. Họ cho rằng truyền thuyết về mê tín đã bị xóa bỏ. Nhưng có một số người già cho rằng những chàng trai này hỏa khí vượng, nên ma quỉ không dám đuổi đi, còn người bình thường thì vẫn không ai dám ở.

Sau khoảng một năm, ba thanh niên này ăn uống giảm sút dần, sắc mặt xanh xám, chân tay ủ rũ, người mệt mỏi và đều mắc bệnh. Thế là người ta lại nói đó là vì đã ở trong nhà có ma, do ma quỉ ám vào gây nên. Người nhà của họ chỉ biết thắp hương niệm Phật, cầu mong ma quỉ buông tha họ. Mặt khác họ đưa con đi khám bệnh. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện thấy họ mắc bệnh ung thư, không lâu sau cả ba người đều chết. Vì vậy câu chuyện nhà có ma lại càng thần bí và đáng sợ hơn.

Ở bang Pennsylvania - Mỹ cũng có một ngôi nhà có ma. Ai vào ở sẽ bị bệnh rất nhanh. Năm 1984, những ngành liên quan đã cử một số nhà khoa học đến điều tra nghiên cứu, cuối cùng chân tướng ngôi nhà ma quỉ đã được làm rõ. Nguyên là không khí trong ngôi nhà đó chứa chất khí Rađon có tính phóng xạ mạnh.

Chất khí rađon đó do nguyên tố urani trong đất đá ngôi nhà trong quá trình suy biến đã phóng thích ra. Chất khí này là chất phóng xạ không mùi, không sắc. Nó rất có hại đối với cơ thể người, nhưng vì nó là chất mang điện suy biến, có thể hấp thụ vào trong lớp bụi của không khí. Nếu hít phải bụi đó nó sẽ bám vào phổi và phá hoại các tế bào dẫn đến khối u. Qua điều tra, ở Mỹ hàng năm có khoảng 2 vạn người chết vì khí rađon gây ung thư phổi. Khí rađon gây nên u phổi đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, ở Mỹ có khoảng 8 triệu ngôi nhà nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của khí rađon. Do đó, ô nhiễm khí rađon đã gây ra sự chú ý rộng rãi của mọi người.

Từ khoá: Khí Rađon; Tính phóng xạ; Suy biến.

Người mắt màu nâu sẽ phản xạ tốt hơn người có mắt màu xanh?

Đúng. Nói chung, những người mắt nâu hay đen có khả năng phản ứng nhanh hơn những người mắt màu nhạt.

Vì sao khi viết chữ bằng mực xanh đen, màu xanh của nét chữ biến thành màu đen?

Khi bạn dùng mực xanh đen để viết chữ thì bạn sẽ thấy, lúc mới viết chữ có màu xanh, nhưng hôm sau sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đen. Tại sao vậy?...

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...

Vì sao phát sinh "sự kiện dầu cám"?

Năm 1968, ở Bắc Cửu, Nhật Bản, mọi người lâm vào một trận khủng hoảng vì gặp một căn bệnh quái dị chưa từng thấy. Loại bệnh này đến rất ồ ạt, bắt đầu...

Tại sao có thể quản lý việc thiết kế thi công mạng đường ống đô thị bằng máy tính?

Trong công cuộc xây dựng đô thị, người ta cần phải dựng trên mặt đất hoặc chôn xuống lòng đất mạng đường ống dày đặc như mạng nhện. Ví dụ như mạng...

Sao nơtron là gì?

Như ta đã biết: vật chất thông thường do các nguyên tử cấu tạo thành, còn nguyên tử lại gồm có hạt nhân nguyên tử và các điện tử chuyển động quanh nó...

Tại sao ngựa ngủ đứng?

Ngựa ngủ đứng là thói quen sinh hoạt của ngựa hoang truyền lại. Những con ngựa hoang sống ở trên thảo nguyên, sa mạc rộng mênh mông, trong thời kì cổ đại xa xưa.

Làm thế nào để phân biệt dưa hấu xanh và dưa hấu chín?

Mùa hè, khi bạn vã mồ hôi, cảm thấy miệng khô, ăn một miếng dưa hấu mọng nước, ngọt lịm, thật là thứ nước giải khát ngon, mát biết bao. Dưa hấu thực...

Tại sao máy bay trước kia có cánh đôi, còn hiện nay thì phần lớn có cánh đơn?

Từ năm 1903, hai anh em Wright lần đầu tiên lái máy bay bay lên trời xanh, lịch sử hàng không máy bay đã có thời gian dài hơn một thế kỷ. Trong thời...