Khi tàu hoả chạy trong đường hầm, việc thu phát thông tin vô tuyến như thế nào?

Trước kia trên tàu hoả rất khó thu được tín hiệu vô tuyến điện, vì toa tàu được làm bằng kim loại, phần lớn các sóng điện từ trong phạm vi sóng trung và sóng ngắn sẽ bị chặn lại. Còn hiện nay, trong quá trình tàu chạy không những có thể thực hiện thông tin vô tuyến ở những đoạn trống trải, mà khi tàu vào vùng núi thậm chí vào đường hầm cũng có thể thực hiện thông tin vô tuyến giữa đoàn tàu và nhà ga. Tại sao vậy?

Sau này, cùng với sự phát triển của kỹ thuật truyền thông hiện đại, các chuyên gia đã dùng nhiều biện pháp để tăng cường khả năng truyền thông của đường sắt. Ví dụ phương thức bức xạ trực tiếp, nó gồm có hai bộ ăngten tăng ích lần lượt hướng vào nhà ga và đường hầm. Phần chính của ăngten có hình ống tròn, một đầu có lắp tấm phản xạ hình bát giác có thể phát sóng cực tròn vào đường hầm của đường sắt, đường hầm của đường bộ và hầm mỏ, dùng hiệu ứng dẫn sóng của đường hầm để truyền sóng vô tuyến. Mà phương thức cáp rò khác với cáp thông thường, là cứ cách một khoảng nhất định thì có một lỗ hở, có thể làm cho sóng điện từ trong dây cáp rò ra ngoài, chung quanh dây cáp hình thành điện từ trường, vì dây cáp cách trung tâm đường sắt rất gần, điện đài ở đầu máy rất dễ thu được tín hiệu sóng điện ở ngoài đường hầm.

Thông tin đường sắt có khi còn dùng phương thức cảm ứng. Bằng cách đặt 1-2 dây dẫn sóng ở hai bên đường hầm, tín hiệu sóng điện do điện đài ở nhà ga phát ra sẽ đi vào dây cảm ứng, qua cảm ứng điện từ, xung quanh dây cảm ứng hình thành một trường điện từ, làm cho điện đài ở đầu máy trong đường hầm có thể thu được tín hiệu sóng điện. Ngược lại, tín hiệu của điện đài ở đầu máy cũng có thể thông qua dây cảm ứng để truyền đến điện đài của nhà ga. Ngoài ra, còn có thể lợi dụng dây dẫn mạng tiếp xúc của đường sắt điện khí hoá làm dây cảm ứng, để tiến hành truyền dẫn thông tin. Trên đoàn tàu kiểu cảm ứng có lắp hệ thống cảm ứng vô tuyến điện, bao gồm điện đài cảm ứng, ăngten, thiết bị tín hiệu cao tần và thiết bị chuyển tiếp hữu tuyến-vô tuyến.

Tại sao cây lau trúc vừa không thuộc loài lau sậy vừa không thuộc loài tre trúc?

Có một loài thực vật vừa giống lau sậy lại vừa giống tre, nói nó giống lau là vì xét về ngoại hình; nói nó giống tre, vì khi thân lớn già đi cứng,...

Tại sao cá voi biết "tự sát tập thể"?

Sáng sớm ngày 22 tháng 12 năm 1985, tại vịnh Đả Thuỷ áo, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nước thuỷ triều dâng cao, sóng biển cuồn cuộn, các ngư dân ở thôn...

Khi đi đường, vì sao hai vai lại lắc?

Chỉ cần ta bước đi, hai vai sẽ lắc rất tự nhiên. Nói chung, sự chuyển động này không mất sức.

Vùng đầm lầy được hình thành như thế nào?

Phía Tây Tứ Xuyên Trung Quốc là một vùng thảo nguyên rộng lớn, có rất nhiều bèo, tập trung với mật độ lớn phía dưới lớp bèo thối rữa là lắng cặn và...

Vì sao hàng dệt may bằng sợi tổng hợp hay bắn ra tia lửa?

Vào những hôm thời tiết khô hanh, khi bạn cởi các chiếc áo khoác làm bằng sợi tổng hợp, ví dụ sợi nitrilong chẳng hạn, bạn sẽ nghe thấy tiếng nổ "lép...

Từ đâu có sóng lừng?

Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc vào sức gió, thời gian thổi của gió và diện tích của mặt nước mà gió thổi qua. Giả sử một cơn bão có...

Sự khác nhau giữa gạo tiên, gạo tẻ và gạo nếp?

Con người căn cứ vào độ dẻo, dính của gạo sau khi nấu chín để phân biệt gạo thành hai loại: loại gạo dẻo, dính và loại gạo không dẻo, dính; gạo dẻo,...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Vì sao khi sợi tóc bóng đèn bị đứt, ta lắc cho tóc bám lại bóng đèn sáng hơn?

Nhiều khi ta thấy bóng đèn không sáng nữa, cầm bóng đèn kiểm tra thấy sợi tóc của bóng đèn đã bị đứt. Lúc này ta cầm bóng đèn lắc lắc nhẹ, sao cho sợi tóc dính vào nhau, đèn sẽ sáng hơn lúc ban đầu.