Vì sao có loại vật liệu sơn phòng hoả?

Từ thời rất xa xưa, từ khi con người biết dùng lửa để nướng thức ăn, chống rét, xua đuổi mãnh thú, lửa đã từng có những đóng góp to lớn cho sự tiến bộ của nền văn minh của loài người. Cho đến ngày nay trong cuộc sống thường ngày, con người không thể tách rời khỏi lửa. Thế nhưng như người ta vẫn nói "nước lửa vô tình" chỉ cần không cẩn thận một chút, lửa cũng như nước có thể thiêu trụi cả một khu rừng, nhấn chìm cả một toà lâu đài, nhà cửa, gây tổn thất to lớn cho cả loài người.

Theo ước tính, mỗi năm lửa đã gây tổn thất cho các thành thị trên toàn thế giới có đến hàng tỉ tỉ đồng. Nguyên nhân gây hoả hoạn có nhiều, nhưng nguyên nhân do các công trình kiến trúc và trang bị nội thất của các công trình là cơ bản. Trong vật liệu sơn dầu có chứa lượng lớn chất dễ cháy, nên khi gặp lửa sẽ bốc cháy ngay. Vật liệu sơn nước không có chất dễ cháy nhưng cũng không thể ngăn cản đám lửa lan tràn.

Chúng ta đều biết rằng muốn cho chất cháy bắt được lửa phải có hai điều kiện: Một là chất cháy phải được tiếp xúc với lửa, hai là ở chất cháy phải đạt đến nhiệt độ bén lửa. Dựa vào các lý do đó, các nhà khoa học đã tìm được một loại hình chống cháy mới là sơn phòng hoả hoạn.

Trước hết sơn phòng cháy là chất khó cháy. Các loại nhựa khó cháy từ các cao phân tử tổng hợp là một loại vật liệu lý tưởng nếu có thêm vào một số chất ngừa cháy. Dùng loại sơn này sơn các đồ dùng trong nhà thì khi gặp hoả hoạn, lúc nhiệt độ xung quanh tăng quá cao, sơn phòng cháy sẽ cho thoát ra một lượng cacbon đioxit dày đặc và số khí khác không tiếp dưỡng sự cháy. Các chất khí này sẽ nhanh chóng bao phủ các đồ vật, ngăn ngừa không cho oxy tiếp xúc với các vật để có thể thúc đẩy sự cháy, làm cho chất cháy bị thiếu oxy và đám cháy sẽ dần dần bị dập tắt. Cũng có loại sơn phòng cháy còn phát ra các bong bóng làm cho xung quanh vật sơn có nhiều bóng khí cách ly vật sơn khỏi ngọn lửa.

Có thể nói việc nghiên cứu thành công loại vật liệu sơn phòng cháy đã mở ra con đường mới trong việc phát triển sản xuất vật liệu sơn.

Loài thằn lằn dùng máu để tự vệ

Đối diện với kẻ thù, khi đã ở vào thế tuyệt vọng, loài thằn lằn có sừng phrynosoma sẽ tự làm tăng áp suất máu lên đầu. Áp suất tăng nhanh khiến các...

Tại sao lắp đặt anten công cộng thì hình ảnh truyền hình sẽ rõ?

Ngày nay, ti vi đã là một thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thế nhưng, cùng với sự tăng tốc của công cuộc xây dựng đô thị ở Trung...

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?

Có một vị thuyền trưởng đi trong Địa Trung Hải. Khi ông ta đi qua phía nam đảo Sisili, nhìn thấy mặt biển có một vùng nước sôi rộng lớn, sóng ùn lên,...

Tại sao nói cây cối là "máy giảm thanh của thiên nhiên"?

Khi bạn đi trên phố, nếu có một chiếc xe bấm còi inh ỏi khẩn cấp sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu bạn đi trên đường có hai hàng cây xum xuê hai...

Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?

Năm 1368 tại kinh đô cổ Nam Kinh đã cử hành một điển lễ long trọng, đưa một vị hoà thượng ăn mày lên ngôi hoàng đế. Đó chính là hoàng đế khai quốc Chu...

Vì sao vệ tinh khí tượng địa tĩnh có thể dự báo thời tiết?

Vệ tinh khí tượng địa tĩnh chuyển động quanh Trái đất với cùng một chu kỳ Trái đất tự quay, tức là chuyển động đồng bộ với Trái đất. Cho nên, khi ở...

Vì sao thuốc bảo vệ thực vật không thể khống chế có hiệu quả các loài sâu có hại?

Vì sâu hại mà trên thế giới hàng năm nhiều cánh rừng bị phá hoại và lương thực bị tổn thất nhiều. Sâu hại còn uy hiếp rất lớn đến sức khỏe của con...

Công trình thủy lợi Tam Hiệp, Trường Giang có gây ảnh hưởng cho môi trường không?

Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang địa thế rất hiểm trở. Hai bên bờ dốc núi dựng đứng, độ chênh từ đáy sông đến đỉnh núi là 700 – 800 m, chân...