Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?

Thực vật có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất, bạn có lẽ sẽ cảm thấy điều đó là lẽ thường tình, tuy nhiên bạn đã bao giờ nghĩ nếu không có thế giới xanh này thì con người chúng ta có sinh tồn được không?

Mối quan hệ giữa con người và thực vật rất gắn bó. Trước tiên, con người nhờ thực vật cung cấp oxi, chỉ có thực vật có thể tạo được khí oxi. Một người mấy ngày không ăn cơm, mấy ngày không uống nước mà vẫn sống thoi thóp được, nhưng mấy phút không thở thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Oxi là nhu cầu số một trong hoạt động sống của con người! Một người trưởng thành mỗi ngày thở hơn 20.000 lần, hít 0,75 kg oxi và thải ra 0,9 kg khí cacbonic. Ngoài ra sự hô hấp của động vật, thực vật, việc đốt cháy nhiên liệu cũng đều tiêu tốn khí oxi, thải ra khí cacbonic. Nói như vậy, tức là oxi trong không khí từng ngày từng ngày giảm còn khí cacbonic lại tăng từng ngày sao? Không! Trái Đất chưa hề xảy ra nguy cơ như vậy chính là vì thực vật vừa là “nhà máy chế tạo” khí oxi, lại là “thị trường rộng lớn” của khí cacbonic. Có người thống kê, một tán lá rừng rộng 1 ha (10.000 m2) thì kì sinh trưởng, mỗi ngày có thể tạo ra 750 kg oxi và tiêu thụ hết 1.000 kg cacbonic. Vậy tính ra chỉ cần 10 m2 rừng là có thể cung cấp lượng oxi cần thiết cho một người, và hấp thụ hết khí cacbonic thải ra. Vì có nguồn thực vật không ngừng bổ sung lượng oxi, oxi trong không khí mới có thể duy trì vĩnh viễn, cơ bản. Ngược lại, nếu không có thực vật, oxi trên Trái Đất chỉ cần khoảng thời gian 500 năm có thể dùng hết. Cho nên, khí oxi mà con người cần đủ cho hoạt động sinh sống, nhất thiết là công lao của thực vật. Thứ hai: ăn, mặc, ở, đồ dùng của con người đều không tách rời thực vật.

Thời cổ xưa, con người do không có khoa học trồng cây lương thực, trong hơn hai triệu năm dài đằng đẵng, để tìm được thức ăn, đành phải trải qua cuộc sống du mục. Ngày nay, cuộc sống của con người mặc dù đã ổn định nhưng mối quan hệ giữa con người và thực vật vẫn là mối quan hệ sống còn. Thử nghĩ xem, lương thực, rau xanh, dầu ăn, hoa quả mà chúng ta ăn, thứ nào không phải là thực vật? Thịt, trứng, sữa, cá, những sản phẩm sinh dinh dưỡng mà nhân loại không thể thiếu được, nhìn qua thì không phải là thực vật, nhưng tất cả cỏ và thức ăn gia súc, gia cầm cũng vẫn là thực vật, không có thực vật tất nhiên cũng không thể có gà, vịt, cá, thịt, trứng.

Quần áo của con người mặc là lấy từ sợi tơ thực vật, thuốc con người uống chữa bệnh một phần cũng từ thực vật. Gỗ trong giới thực vật là “đa tài đa nghệ”, làm nhà, làm cầu, làm cột chống hầm lò, đồ dùng gia đình, không có gỗ không được. Rất nhiều thực vật là nguyên liệu công nghiệp không thể thiếu được. Có một số thứ dường như không có quan hệ gì với thực vật, kì thực không phải vậy, ví dụ như than, cũng là từ thực vật cổ đại biến thành, ngay cả việc luyện sắt cũng không thể không có động lực này... Nói tóm lại, ăn, mặc, ở, đồ dùng của con người bất luận trực tiếp hay gián tiếp đều dựa vào thực vật, không có thực vật, con người và các sinh vật khác đều không có cách nào tồn tại được, Trái Đất trở thành một thế giới yên lặng không có sự sống.

Cùng với mức sống được tăng cao, cần một môi trường cây xanh rì rào, trăm hoa khoe sắc biết bao nhiêu! Thử nghĩ xem, nếu con người sống ở môi trường toàn là một màu xám, không có cây cối, hoa cỏ, không có thực vật xanh, thì sẽ có vị gì?

Vì sao kim loại lại biến thành thủy tinh kim loại?

Ta biết rằng thủy tinh và kim loại là hai loại vật liệu khác nhau. Nhưng ngày xưa đã xuất hiện một trạng thái mới của kim loại đó là trạng thái thủy...

Vì sao nhìn màu xanh nhiều có lợi cho mắt?

Các vật chung quanh muôn màu, muôn sắc, làm cho vạn vật tươi đẹp và rõ ràng, khiến cho con người nảy sinh tình cảm và hứng thú khác nhau.

Vì sao có người thị lực yếu?

Có người thị lực rất kém, tuy nhìn bề ngoài, con mắt của họ trông vẫn bình thường; kết quả kiểm tra đáy mắt không có gì khác biệt.

Vì sao châu chấu bay thành đàn?

Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời, mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu...

Vì sao nói núi Hymalaya từ đáy biển xa xưa dựng lên?

Nói núi Hymalaya xa xưa vốn từ biển mọc lên xem ra rất đáng nghi ngờ. Dãy núi được mệnh danh là mái nhà uy nghi của thế giới, đỉnh núi chất đầy băng...

Vì sao biển được gọi là kho báu tài nguyên hoá học?

Biển chiếm 71% diện tích Trái Đất, ở đó chứa hơn 80 loại nguyên tố hoá học, đó là nguồn tài nguyên phong phú thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng...

Tại sao phải nghiên cứu chế tạo máy bay sải cánh về phía trước?

Các máy bay nói chung đều sải cánh ra phía sau, vậy thì có loại máy bay nào sải cánh về phía trước không? Tháng 9/1997, sân bay Giucôpski ở ngoại ô...

Trẻ em ăn cá nhiêu có trở nên chậm chạp không?

Một số người già thấy trẻ em ăn cá nhiều thì ngăn lại vì họ sợ "ăn cá nhiều sẽ chậm chạp". Thực ra cách nghĩ này không có cơ sở khoa học.

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.