Vì sao phải thi công những công trình dẫn nước vượt qua khu vực?

Sự phân bố nguồn nước trong không gian và sự phân bố đó không hài hòa với tốc độ phát triển kinh tế xã hội là điều xảy ra phổ biến trên thế giới. Ở Trung Quốc, việc thiếu nước của sông Hoàng Hà đang được các giới trong xã hội ngày càng quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên Hoàng Hà bị đứt dòng là do nguồn nước ít, nhưng nhu cầu dùng nước lại nhiều. Lưu lượng dòng chảy tự nhiên của sông Hoàng Hà nhiều năm nay là 47 tỉ m3, của sông Trường Giang là 924 tỉ m3, tức gấp gần 20 lần sông Hoàng Hà. Theo tính toán, đến năm 2010, vùng Tây Bắc và Hoa Bắc sẽ thiếu trên 10 tỉ m3 nước. Về tính chất thì các vùng này thiếu nước không phải vì công trình thủy lợi ít, mà là do nguồn nước thiếu. Đương nhiên phân phối hợp lí nguồn nước, tăng thêm sức chứa của các hồ ở trung du, mở rộng các biện pháp tiết kiệm nước có thể tạm thời xử lý được sự đứt dòng của Hoàng Hà và tăng thêm lượng nước cung cấp cho các vùng, nhưng vẫn không giải quyết được một cách căn bản vấn đề sông Hoàng Hà thiếu nước. Nhìn vào sự phân bố tài nguyên nước của Trung Quốc, ta thấy tồn tại một sự thật như sau: sông Trường Giang nhiều nước, sông Hoàng Hà ít nước. Do đó vấn đề mượn nước sông Trường Giang “điều nước phương Nam cho phương Bắc” luôn luôn là một tiêu đề nghiên cứu quan trọng của ngành thủy lợi Trung Quốc từ trước đến nay.

Dẫn nước vượt khu vực trên thế giới không phải là vấn đề mới lạ. Để khắc phục sự phân bố không tương ứng giữa nguồn nước tự nhiên và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, hơn nửa thế kỉ nay, cùng với sự phát triển của kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật được nâng cao, nhiều nước đã hoặc đang tích cực xây dựng những công trình thủy lợi lớn để điều nước vượt khu vực. Ở Trung Quốc từ năm 1960 đến nay đã xây dựng các công trình điều nước về phía bắc như công trình thủy lợi ở tỉnh Giang Tô, công trình Tế Thanh điều nước sông Hoàng Hà ở tỉnh Sơn Đông, công trình dẫn thủy nhập điền Đông Dương ở tỉnh Sơn Đông, công trình dẫn nước về Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh và các công trình dẫn nước về Thiên Tân, về Đường Sơn. Nhiều nước như Mỹ, Liên Xô cũ, Canađa, Pháp, Ôxtrâylia cũng đã xây dựng những công trình điều nước vượt khu vực như vậy. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên thế giới đã có hơn 160 công trình điều nước vượt khu vực của 24 quốc gia.

Miền Đông nước Mỹ, có nguồn nước dồi dào, miền tây lượng mưa ít, hơn nữa sự phân bố theo thời gian và không gian không đồng đều, vì vậy 17 bang ở miền Tây có nhiều công trình điều nước. Hiện nay đã xây dựng xong hơn 10 công trình, lượng nước hàng năm điều được hơn 20 tỉ m3. Công trình “điều nước phía Bắc cho phương Nam” của bang California Mỹ là công trình nổi tiếng trên thế giới. Đất đai miền Nam bang California màu mỡ, có thành phố lớn Los Angeles dân số mật độ đông, nhưng lượng nước mưa chỉ bằng 1/10 miền Bắc. Năm 1912, người ta đã đào con kênh dài 540 km, lượng dẫn nước hàng ngày là 1,43 triệu m3. Năm 1935, ở hạ lưu sông Sacramento người ta đã xây dựng hồ nước, đập cao 221 m, lượng nước chứa là 38,3 tỉ m3, thông qua kênh đào dẫn nước về phương Nam với lưu lượng hàng ngày là 5 triệu m3. Những năm 40 – 50, đã xây dựng xong kênh dẫn nối thông hai con sông trong vùng tam giác châu để thực hiện việc cung cấp nước, tưới tiêu, phòng lũ, vận tải đường sông, phát điện và bảo vệ môi trường.

Qua một thời gian nghiên cứu lâu dài, công trình “dẫn nước phía Nam cho phía Bắc” của Trung Quốc hình thành ba phương án. Thứ nhất là phương án tuyến phía đông, tức lấy nước từ Dương Châu thuộc hạ lưu sông Trường Giang đi theo kênh đào Nam Kinh – Hàng Châu và nâng lên từng cấp theo các kênh đào song song, đưa nước lên phía Bắc đến tận Thiên Tân, toàn kênh dài 1.150 km, phạm vi cung cấp nước gồm 5 tỉnh: Giang Tô, Sơn Đông, An Huy, Hà Bắc và Thiên Tân, có thể điều động được 19,2 tỉ m3 nước. Thứ hai là phương án tuyến giữa, tức dẫn nước từ hồ Chu Giang Khẩu trên nhánh sông Hán Giang của sông Trường Giang, men theo kênh đào ở Bình Nguyên trước núi Phục Ngưu và núi Thái Hà dẫn nước đến Bắc Kinh, toàn kênh dài 1.240 km để giảI quyết nguy cơ thiếu nước vùng Bắc Kinh, Thiên Tân và Hoa Bắc, có thể điều được 14,1 tỉ m3 nước. Thứ ba là phương án tuyến phía Tây, bao gồm phương án trong tương lai gần là nối liền 3 con sông: sông Thông Thiên, Nhã Lung và Đại Độ và phương án lâu dài nối liền 5 con sông: Thông Thiên, Nhã Lung, Đại Độ, Lan Thương và Nộ Giang. Phương án trong tương lai gần có thể điều được 20 tỉ m3 nước.

Những công trình điều nước với cự li dài, lưu lượng lớn vì điều chỉnh lại mối quan hệ giữa phân bố nguồn nước và phát triển kinh tế xã hội nên ảnh hưởng của chúng vô cùng to lớn. Vì vậy việc qui hoạch, chính sách và xây dựng bất cứ công trình điều nước vượt khu vực nào cũng đều liên quan đến các vấn đề rất phức tạp như chính trị, pháp luật, kinh tế, kĩ thuật và bảo vệ môi trường. Để bảo đảm sự công bằng và hiệu suất lợi dụng nguồn nước tốt, duy trì cân bằng sinh thái, khi điều nước phải thực hiện được nguyên tắc: vùng nước bị điều đi không làm tổn hại đến các loài cá và các nguồn sinh vật hoang dã hoặc môi trường sinh sống của chúng, không gây ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Ngoài ra vùng bị điều nước đi cũng phải bảo đảm mực nước ngầm không bị ảnh hưởng. Còn vùng được cung cấp nước phải bảo đảm nguồn nước hiện tại và nguồn nước điều đến đều được sử dụng có hiệu quả.

Từ khoá: Điều nước vượt khu vực; Công trình điều nước miền nam cho miền bắc.

Tại sao táo không bay lên trời mà lại rơi xuống đất?

Mọi người đều biết rằng vào mùa thu các trái táo trên cây thường chín vàng, quả chín tự động rụng xuống đất. Các loại trái cây khác cũng vậy, chúng đều rơi xuống đất chứ không bay lên trời. Ngay cả khi bạn ném chúng lên cao...

Trên mặt trăng có núi lửa hoạt động hay không?

Từ năm 1969 trở lại đây, con người từng 8 lẩn lên Mặt trăng (bao gồm cả hai lẩn lên Mặt trăng không có người) và đã mang về vài triệu gramvật phẩm từ Mặt trăng...

Vì sao epoxy được gọi là keo dán vạn năng?

Chúng ta không ai lạ lùng gì với keo dán. Thông thường keo dán là dung dịch các chất cao phân tử.

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.

Tại sao trên cánh của chuồn chuồn có mắt?

Chuồn chuồn là loài côn trùng mà con người thường thấy nhất. Nó có 4 cánh bằng phẳng, phần bụng dài mảnh, nhìn trông giống như một chiếc máy bay nhỏ.

Vì sao cơm chan nước nóng không tốt cho tiêu hóa?

Ở Thượng Hải và một số vùng phía Nam Trung Quốc, rất nhiều người ăn sáng với cơm chan nước nóng, vì cách ăn này vừa nhanh, vừa đơn giản. Nhưng ăn cơm...

Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ...

Thế nào là nhà ở kiểu “hoa hướng dương”?

Năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng có thể tái sinh rẻ tiền mà lại sạch sẽ, một tài nguyên vô tận, dùng không bao giờ cạn kiệt, nếu như có thể...

Tại sao cây liễu có khi sống giả, cây táo có khi chết giả?

Cây liễu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tính thích ứng khỏe, vừa chịu được khô lại vừa chịu được ẩm, còn có thể sinh trưởng ở nơi đất kiềm muối nhạt, và...