Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không?

Những người đã từng nuôi tằm đều biết, trong suốt cuộc đời của con tằm sẽ có mấy lần thay đổi hình dạng. Mùa xuân, những con tằm nhỏ bé ra đời, chúng không ngừng gặm món lá dâu, qua nhiều lần lột xác cơ thể lớn lên không ngừng, chúng ta gọi tằm ở thời kì này là giai đoạn ấu trùng. Khi ấu trùng của con tằm đủ lớn, chúng bắt đầu nhả tơ kết kén, cơ thể biến thành con nhộng màu nâu. Cơ thể của con tằm trốn trong kén lại có sự biến đổi lần nữa, trở thành con ngài phá kén chui ra, đồng thời sinh ra nhiều trứng. Đến mùa xuân năm thứ hai, trứng lại nở ra thành ấu trùng, bắt đầu một vòng đời mới.

Tằm là thành viên trong bộ côn trùng, cả cuộc đời phải trải qua 4 giai đoạn rõ ràng, đó chính là ấu trùng, nhộng, côn trùng trưởng thành (con ngài) và trứng. Nhưng cũng có rất nhiều côn trùng cả cuộc đời lại không xuất hiện giai đoạn biến thành nhộng, bởi vì những côn trùng khác nhau về chủng loại, có loại hình biến hoá không giống nhau. Cái gọi là biến hoá, là chỉ một số động vật trong quá trình ấu thể phát triển thành cơ thể trưởng thành, hình dáng bên ngoài cơ thể, kết cấu sinh lí bên trong và thói quen sinh hoạt đã xảy ra một loạt sự biến đổi rõ rệt.

Cả đời của con tằm trải qua 4 giai đoạn biến đổi, thuộc về loại côn trùng biến hoá hoàn toàn. Trong bộ côn trùng còn có không ít loài, trong chu kì sống chỉ có 3 giai đoạn: trứng, côn trùng non (ấu trùng) và côn trùng trưởng thành, không có thời kì nhộng. Đó là loại côn trùng biến hoá không hoàn toàn. Ví dụ như chấu chấu hầu như mọi người đều rất quen thuộc, trứng của nó nở ra châu chấu non. Hình dáng và thói quen sinh hoạt của châu chấu non gần giống như châu chấu trưởng thành, điểm khác biệt là cơ thể nhỏ và cánh phát triển chưa hoàn thiện, cùng với nhiều lần lột xác sau này, cơ thể dần dần trưởng thành, cánh mọc đầy đủ thì nó sẽ trở thành châu chấu trưởng thành.

Ngoài hình dáng hoàn thiện và hình dáng chưa hoàn thiện ra, trong côn trùng còn có các loại hình biến hoá như biến hoá tăng thêm, không biến hoá (biến hoá bề ngoài), biến hoá như cũ...

Côn trùng có "mũi" và "tai" không?

Mùa xuân, mùa hoa đào nở, trăm hoa đua sắc, ong bướm bay lượn, nhiều côn trùng đang lấy mật truyền phấn trong những lùm hoa, thật là một cảnh tượng tấp nập. Ong và bướm có thể ngửi được mùi hoa của các loại hoa quả, lẽ nào chúng cũng có "mũi" sao?

Thế nào gọi là Sóng lừng?

Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thẩn và sóng lừng. Sóng thấn là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ Trái đất và đã được...

Jesus có thật hay không?

Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải...

Vì sao việc tập cho mắt có thể giúp đề phòng cận thị?

Một đôi mắt bình thường vì sao dần dần lại biến thành cận thị? Nguyên nhân chủ yếu là bệnh nhân không dùng mắt hợp quy tắc vệ sinh. Nếu trong một thời...

Nam Cực lạnh như thế, vì sao lại chứa nhiều mỏ than?

Trữ lượng mỏ than Uâytôliati phía đông Châu Nam Cực khiến cho thế giới phải kinh ngạc. Hơn nữa chất lượng than ở đó đặc biệt tốt, nó có thể so sánh...

Vì sao Hoàng Hà bị đứt dòng?

Hoàng Hà là do nước sông vàng đục mà có tên như thế. Sông Hoàng Hà dài 5.

Vì sao thuốc phiện độc lại có thể dùng để chế thuốc?

Nói đến nha phiến, mọi người nghĩ đến thời kỳ trước, các nước thực dân đế quốc đã du nhập nha phiến vào các nước phương Đông. Vào thế kỷ thứ XIX, bọn...

Vì sao có lúc đỏ mặt, tía tai?

Ta thường có lúc đỏ mặt, tía tai. Ví dụ, lúc cảm thấy e thẹn, lúng túng do gặp một người lạ; khi đi thi gặp đề khó hoặc lần đầu bước lên bục giảng...

Tại sao nước đun sôi có cặn trắng?

Đun sôi nước lên và bạn sẽ thấy xuất hiện các cặn, cục nhỏ, lắng đọng ở đáy ấm đun. Thực chất, đây là phản ứng hóa học xuất hiện trong quá trình đun nước...