Tại sao châu chấu phải hoạt động thành đàn?

Nói đến châu chấu, người ta sẽ liên tưởng ngay đến đàn châu chấu phủ rợp trời kín đất. Năm 1889, trên bầu trời của Biển Đỏ đã xuất hiện đàn châu chấu lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử, ước tính có khoảng 250 tỉ con, khi chúng bay giống như một đám mây đen lớn có sự sống che khuất ánh sáng Mặt Trời, làm cho mặt đất tối mờ mịt. Quả thực châu chấu cho dù là bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần, đây là thói quen sinh sống của chúng và là kết quả ảnh hưởng của môi trường.

Châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng của chúng. Khi châu chấu đẻ trứng, chúng lựa chọn nơi đẻ trứng rất kĩ lưỡng. Nói chung thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng Mặt Trời trực tiếp chiếu vào. Trên cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể phù hợp với những điều kiện này tương đối ít, do vậy, chúng thường tập trung đẻ trứng hàng loạt ở trong một diện tích không lớn lắm, thêm vào đó sự chênh lệch độ ẩm trong khu vực này rất thấp, giúp trứng nở đồng thời, đến mức châu chấu non vừa ra đời đã hình thành thói quen sinh sống dựa vào nhau, đi theo nhau.

Châu chấu do phải sinh sống thành đàn nên cũng có liên quan đến nhu cầu về mặt sinh lí của chúng. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để thúc đẩy và thích ứng chức năng sinh lí. Vì vậy, một mặt chúng cần sống thành đàn, gắn bó chặt chẽ với nhau, chen chúc nhau để duy trì nhiệt độ trong cơ thể, làm cho nhiệt lượng không bị mất đi; mặt khác lại phải được bổ sung nhiệt không ngừng từ trong môi trường, làm cho nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng lên, tăng cường hoạt động sinh lí.

Châu chấu hoạt động thành đàn đều có đặc điểm sinh lí chung này, bởi vậy, trước khi chúng kết đàn bay, chỉ cần có vài con bay lượn vòng trên không trung trước tiên, rất nhanh chóng sẽ được những con châu chấu dưới mặt đất cảm ứng và đồng loạt bay lên, như vậy đội ngũ của chúng sẽ được hình thành nhanh chóng, và số lượng cũng ngày càng nhiều lên.

Tại sao ở nước Anh và một số nước khác xe đi bên trái đường?

Ở Trung Quốc và rất nhiều nước trên thế giới, bất kể ô tô, xe đạp hay người đi bộ cũng phải theo đúng quy tắc giao thông hiện hành là đi theo bên phải...

Vì sao có bàn chân bằng?

Khi đi đường bằng chân trần, mỗi người sẽ để lại dấu chân. Ở giữa dấu chân bao giờ cũng có hình khuyết mặt trăng.

Khi lặn sâu, người ta có bị nước ép bẹp không?

Các vật thể chìm trong nước đều phải chịu áp suất của nước. Áp suất này tỉ lệ thuận với độ sâu của nước. Hễ độ sâu tăng lên 10 m, áp suất sẽ tăng 98 kPa.

Dưới mặt đất vì sao có khí đốt?

Dưới mặt đất gần thị trấn Từ Cống tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc có một chất khí có thể cháy được. Từ hơn 2.

Tại sao vi sinh vật trong đất lại rất nhiều?

Nếu như từ trong một miếng đất màu mỡ, bạn lấy ra một ít đất đặt dưới kính hiển vi kiểm tra thì sẽ phát hiện có rất nhiều vi sinh vật hình thù kì lạ, đủ kiểu sống ở trong đất, tưởng như là đi vào trong một thế giới muôn màu muôn vẻ.

Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào?

Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trong y học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu...

Vì sao nói đảo Hải Nam vốn liền với đại lục?

Hải Nam là đảo lớn thứ hai của Trung Quốc. Nó nằm trên nền lục địa phía bắc biển Đông, bờ bắc cách eo biển Quỳnh Châu và nhìn sang bán đảo Lôi Châu...

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Tại sao màu sắc cũng có thể làm phân bón cho sự phát triển của cây trồng?

Nếu nói, “màu sắc” cũng được làm là phân bón, hơn nữa hiệu quả tăng sản rõ rệt thì bạn nhất định sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn là sự thực.