Tại sao máy ảnh số không dùng phim?

 

Con người cảm nhận thế giới muôn màu muôn vẻ bằng con mắt, còn máy ảnh thì chụp lấy cảnh vật đẹp bằng ống kính. Trong hơn một thế kỉ từ khi kỹ thuật chụp ảnh ra đời cho đến nay, máy ảnh đã từ một cái hòm gỗ đơn giản cổ lỗ phát triển thành cái máy ảnh điện tử hiện tại có nhiều chức năng đặc biệt như tự động chọn tiêu điểm, tự động lóe sáng, biến đổi tiêu cự điện động. Thế nhưng cho dù vẻ ngoài của máy ảnh có thay đổi đến đâu, linh kiện bên trong có điện tử hóa đến đâu thì nó vẫn tuân theo nguyên lí lấy ảnh của 100 năm trước: lúc chụp vẫn tập trung tiêu điểm ánh sáng phản xạ của cảnh vật bằng ống kính cửa chớp (shutter) để chiếu lên phim. Chất cảm quang trên phim do vậy sẽ có được ảnh do có sự biến đổi hóa học. Cuộn phim chụp xong đưa đến hiệu ảnh lại qua một vòng xử lí hóa mới có được kết quả các hình ảnh cuối cùng. Chính đó là những bức ảnh chúng ta thường thấy.

Máy ảnh số tuy vẫn chụp cảnh vật dựa vào ống kính cửa chớp. Thế nhưng môi giới cảm quang không phải là cuộn phim có tráng lớp chất cảm quang, mà là bộ cảm trắc hình ảnh kiểu điện tử. Bộ cảm trắc này trực tiếp chuyển tia sáng phản xạ cảnh vật thành tín hiệu số. Sau đó, tiếp tục xử lí và lưu trữ. Bởi thế, máy ảnh số không dùng phim mà dùng card lưu trữ chớp nhanh. Do hình ảnh cảnh vật đã biến thành tin số hóa mà máy ảnh số có thể kết nối với máy tính cá nhân để sử dụng phối hợp.

Máy ảnh số đã khiến cho chụp ảnh không còn hạn chế bởi việc phơi một tấm ảnh mà có thể bằng máy tính để tu bổ về sắc màu, độ sáng, đường nét cho tấm ảnh đã chụp. Thậm chí có thể tạo ra hiệu quả hoàn toàn khác với hình ảnh ban đầu.

Quá trình chụp của máy ảnh số có thể chia ra ba phần lớn là đưa vào, xử lí và đưa ra.

(1) Đưa ảnh vào. ảnh đưa vào được xử lí số hóa đó là đặc điểm của hệ thống chụp ảnh số. Mục đích là để ảnh chụp chuyển đổi thành thông tin số mà máy tính có thể xử lí. Máy ảnh số bản thân đã có thể tiến hành số hóa ảnh chụp, áp dụng CCD để tiếp nhận tín hiệu ảnh.

(2) Xử lí hình ảnh. Việc xử lí hình ảnh chủ yếu là việc chỉnh sửa và tái sáng tạo hình ảnh số được đưa vào máy tính. Hiện nay có thể dùng phần mềm Photo Enhancer, Photoshop để xử lí kỹ thuật đặc biệt như lóe sáng, tương phản, màu sắc, cắt bỏ, phóng đại hoặc thu nhỏ hình ảnh, lật trang, nối ghép, hợp thành, thay đổi bối cảnh, biến hình, hiệu quả phù điêu, hiệu quả mosaic. Tất cả những việc đó thì chụp ảnh truyền thống không thể làm được.

(3) Đưa hình ảnh ra. Việc đưa hình ảnh ra là chỉ quá trình hiển thị tấm ảnh bằng thiết bị nào đó trong quá trình chụp ảnh số. Thiết bị hiển thị thường dùng là bộ hiển thị, laze hiệu quả phân biệt cao hoặc máy in phun. Cũng có thể bằng thiết bị ghi phim số chuyên dùng để có được phim âm bản màu truyền thống hoặc ảnh dương bản. Hoặc là bằng máy chụp hình ảnh số (còn gọi là máy in số) để có được tấm ảnh màu truyền thống.

Bộ đồ bay có thể trở thành phương tiện giao thông cá nhân trong tương lai không?

Năm 1984, tại lễ khai mạc Thế vận hội Ôlympic lần thứ 23 cử hành ở Los Angeles nước Mỹ, trên bầu trời sân vận động rộng lớn, có một "người bay" từ...

Giấy chứng minh điện tử có lợi ích gì?

Những loại giấy chứng minh và card mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều. Chẳng hạn giấy chứng minh nhân dân, thẻ lao động, thẻ...

Sức mạnh của người máy từ đâu mà ra?

Khi ta bước vào nhà máy, hoặc là trông thấy rất nhiều người máy đang làm việc liên tục, có cái thì chuyên chở vật liệu, có cái thì đang tác nghiệp...

Tại sao cây liễu có khi sống giả, cây táo có khi chết giả?

Cây liễu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tính thích ứng khỏe, vừa chịu được khô lại vừa chịu được ẩm, còn có thể sinh trưởng ở nơi đất kiềm muối nhạt, và...

Động vật được phân loại như thế nào?

Chủng loại động vật của giới tự nhiên rất nhiều, theo thống kê, ước tính sinh vật hiện nay có khoảng 1.500.000 loài thì động vật đã chiếm hơn 1.000.000 loài. Để nhận biết, nghiên cứu và sử dụng động vật thì phải phân loại chúng.

Vì sao có thể dự đoán thời tiết qua hình dạng Mặt trăng?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ nói về thời tiết là dựa vào hình dạng Mặt trăng để dự báo sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như “không sợ mồng...

Vì sao Thượng Hải liền sông kề biển cũng thiếu nước?

Thượng Hải nhờ nước mà sinh ra, nhờ nước mà hưng thịnh, hầu như không có nguy cơ thiếu nước. Nhưng ngày nay, thành phố khổng lồ này ngày càng bị vấn...

Vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?

Một điều thực tế là ở đồng bằng có rất ít khoáng sản kim loại. Vì thế, những nước đồng bằng tuy mạnh về nông nghiệp, nhưng lại thiếu các mỏ quặng...

Vì sao độ nóng và độ lạnh ở Bắc bán cầu biến đổi lớn hơn Nam bán cầu?

Trong một năm nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống Bắc bán cầu và Nam bán cầu gần như nhau. Điểm khác nhau chỉ là mùa hè ở Bắc bán cầu ít hơn mùa...