Bầy sói khác đàn gặp nhau sẽ làm gì?

Một đàn sói cũng như một đại gia đình lớn của loài người, tất cả mọi thành viên đều được coi là "người nhà".

 

Trong đại gia đình của bầy sói có sự phân chia đẳng cấp rất nghiêm ngặt, bất kể việc gì đều do sói đầu đàn quyết định. Khi đàn sói ra ngoài kiếm mồi, khi nào cần bám theo và tấn công mục tiêu, khi nào được nghỉ ngơi, thậm chí cả lúc chia thức ăn v.v. tất cả đều phải nghe theo sự chỉ huy của sói đầu đàn, mọi thành viên không được tự tiện hành động.

Nhưng nếu có hai đàn sói gặp nhau thì sẽ xảy ra chuyện gì?

Thông thường thì hai đàn sói do không biết rõ về đối phương, chúng sẽ doạ dẫm lẫn nhau nhằm trấn áp đối phương. Nếu như hai sói đầu đàn không chịu nhường nhau thì chỉ còn cách từng con sói lao vào nhau để phân thắng bại và lúc này sẽ trở thành cuộc hỗn chiến giữa hai bầy sói.

Khi sói đánh nhau, chúng nhe răng gầm gừ, vừa kêu vừa vờn xung quanh để tìm kiếm cơ hội tấn công. Sau đó hai con tiến sát lại nhau và đánh nhau, chúng dồn hết sức để cắn nhau. Qua mấy vòng giao đấu, để tránh bị thảm bại, con sói yếu hơn sẽ chuyển tiếng kêu "u ư" từ khiêu khích sang tiếng thét thất thanh báo hiệu để được cứu mạng. Đồng thời nó nằm lăn ra đất, cúp đuôi lại, phơi phần bụng, ngực, cổ v.v. những phần dễ bị đối phương tấn công nhất để biểu thị muốn dừng cuộc đọ sức và xin đầu hàng.

Lúc này con sói thắng trận cho dù có tức đến mấy nhưng khi nhìn thấy đối phương đã chịu đầu hàng thì lập tức dừng tấn công. Nó đến trước mặt con sói thua trận, ngẩng cao đầu, dáng điệu rất tự mãn, phát ra những âm thanh ngông cuồng như muốn nói: "Cút mau".

Cuối cùng con sói chiến thắng "tè" một bãi để biểu thị cuộc chiến đã kết thúc, còn con sói bại trận lúc này mới ủ rũ chuồn đi.

Người ta có thể nói chuyện mà không làm rung dây thanh âm được không?

Có thể. Trong trường hợp nói thì thầm, chúng ta không làm cho dây thanh âm rung lên.

Vì sao vệ tinh có thể giảm thấp thiệt hại do thiên tai và đề phòng thiên tai?

Trên thế giới, các dạng thiên tai từng giờ từng phút phát sinh. Trong 28 năm từ năm 1965 - 1992 toàn thế giới đã phát sinh 4650 lần thiên tai, ước...

Liệu Acximet có thể thực sự nhấc được cả trái đất?

Nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Acximet cho rằng thông qua đòn bẩy, chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ, có thể đưa một vật có khối lượng lớn lên cao.

Dùng toán học đánh giá hiệu quả quảng cáo như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất quen thuộc với các hình thức quảng cáo: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài...

Những ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường có liên quan đến những vấn đề gì?

Ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường nổi tiếng nhất là “Ngày Trái Đất” và “Ngày Môi trường thế giới”. Ngoài ra một số tổ chức quốc tế còn đặt ra một số ngày...

Tại sao màn hình cảm ứng lại có phản ứng ngay khi ta chạm vào?

Thời gian đầu người ta muốn đưa tin hay phát lệnh cho máy tính thì phải ấn các phím của máy. Khi con chuột ra đời, người ta lại thích dùng con chuột...

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...

Vì sao máy bay vũ trụ trở về được như máy bay thường?

Máy bay vũ trụ hay tàu con thoi là "đứa con hỗn huyết" của tên lửa, tàu vũ trụ và máy bay. Khi phóng lên, nó cất cánh thẳng đứng giống như tên lửa,...

Vì sao nói khả năng tự làm sạch của nước là có hạn?

Sau khi chất ô nhiễm xâm nhập vào nước, thông qua hàng loạt tác dụng về vật lí, hoá học, sinh vật nồng độ ô nhiễm sẽ dần dần giảm xuống. Sau một thời...