Vì sao khu vực duyên hải có gió biển và gió lục địa?

Những người sống ở miền biển đều có kinh nghiệm: ban ngày, đặc biệt là sau buổi trưa lúc nóng nhất thường có gió từ biển nổi lên, ban đêm hoặc sáng sớm là lúc mát nhất, gió lại từ đất liền thổi ra biển, gió bờ biển thường thay đổi chiều như thế.

Đó là vì biển và lục địa sau khi được ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi, phản ứng của chúng khác nhau: ban ngày lục địa nhận được ánh nắng Mặt Trời, vì tỉ nhiệt thấp nên nhiệt độ tăng lên rất nhanh. Đêm đến nhiệt độ giảm thấp cũng rất nhanh. Còn biển khơi vì tỉ nhiệt lớn, ban ngày nhiệt độ nước biển không dễ tăng cao, đêm đến nước biển nhả dần nhiệt lượng ban ngày hấp thu được, cộng thêm nước biển còn có sự chuyển động giữa tầng trên và tầng dưới cũng như chạy theo chiều ngang, nên trao đổi nhiệt dễ dàng, do đó ban đêm nhiệt độ nước biển giảm xuống rất ít. Vì vậy ban ngày biển thường mát hơn lục địa, đêm đến lục địa lại mát hơn biển.

Ban ngày vì biển mát hơn lục địa nên áp suất không khí biển cao hơn, áp suất không khí lục địa thấp, cho nên gió thổi từ biển vào lục địa. Ban đêm vì lục địa mát hơn biển, cho nên áp suất không khí trên lục địa cao hơn, do đó hình thành gió lục địa thổi ra biển.

Nhưng không phải mùa nào vùng duyên hải cũng đều có gió biển và lục địa. Mùa đông ở duyên hải Trung Quốc, có lúc ban ngày ta vẫn không cảm thấy được gió từ biển thổi vào lục địa, đó là do nguyên nhân gì? Đó là vì vùng duyên hải Trung Quốc mùa đông gió từ lục địa thổi ra biển rất mạnh, nó áp đảo cả gió biển, cho nên mùa đông thường không có gió biển. Còn mùa hè gió biển và gió lục địa của vùng duyên hải bị hệ thống thời tiết (thể hiện sự biến đổi thời tiết và hệ thống phân bố đặc điểm vùng, cũng như đỉnh lạnh, đỉnh nóng, máng áp thấp, gió lốc,…) phá hoại làm cho ta không cảm thấy được.

Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát?

Khi bạn dùng ống hút để uống nước giải khát, bạn có thoáng đặt câu hỏi: vì sao miệng vừa hút một cái thì nước liền theo ống hút chạy vào mồm chúng ta ngay? Điều đó chủ yếu là nhờ vào sự giúp sức của áp suất khí quyển...

Tại sao xe lửa cần chạy trên đường ray?

Một ô tô tải nếu đỗ trên mặt đường đá vụn, 15 người mới đẩy nó đi được. Nhưng nếu một toa xe lửa có cùng trọng lượng đỗ trên đường ray thép, chỉ 2...

Vì sao gió ban ngày mạnh hơn ban đêm?

Ngày hè nóng nực và oi ả, bạn mong cho đêm mau xuống và chờ đợi những làn gió mát. bạn có thể cho rằng buổi tối gió mạnh hơn. Nhưng thực ra, đó chỉ là cảm giác của chúng ta mà thôi...

Thế nào là truyền thông multimedia?

Thuật ngữ medium tiếng Anh có nghĩa là phương tiện truyền thông, phương tiện truyền đạt; số nhiều là media. Trong kĩ thuật máy tính, media chỉ văn bản...

Vì sao ngói lưu ly và gương Cảnh Thái lại có màu sắc rực rỡ?

Khi đi tham quan các công trình kiến trúc cổ, ta thường bị mái ngói lưu ly của các công trình đó lôi cuốn. Mặc dù trải qua dãi dầu mưa nắng một thời...

Giun đất có mắt hay không?

Giun đất, còn được gọi là "khúc thiện", "địa long". Loại động vật có đốt sống lặng lẽ không ai biết này có cơ thể dài, sống trong đất ẩm ướt, tơi xốp, đi lại thoải mái.

Tại sao có những cây ăn được sâu bọ?

Chúng ta biết rằng động vật thường lấy thực vật hay các động vật khác để làm thức ăn cho chúng. Thế nhưng có những thực vật cũng có thể lấy những động...

Vì sao dầu mỏ được đánh giá là "vàng đen"?

Dầu mỏ là loại dầu khoáng vật có màu nâu hoặc đen. Dầu mỏ được đánh giá là "vàng đen", là "dòng máu của công nghiệp".

Vì sao gió cát trong mùa xuân ở miền Bắc Trung Quốc lại đặc biệt lớn?

Khi mùa xuân đến với miền Bắc Trung Quốc, những cơn gió Tây Bắc tràn về mang theo mình cả cát bụi, khiến cho cảnh sắc mùa xuân nơi đây không còn tươi...