Vì sao nhiệt độ trên mặt đất khác nhau?

Mùa hè Mặt Trời nóng bỏng, không chịu nổi, nhưng nhiệt độ bên dưới mặt đất lại rất mát, dễ chịu. Lấy ví dụ nhiệt độ bình quân tháng 7 ở Thượng Hải là 27,8°C, cách mặt đất 0,8 m là 24°C, cách 1,6 m chỉ có 20,6°C, cách 3,2 m hạ xuống 16,9°C. Cho nên khi mặt đất nóng nhất thì sâu trong lòng đất lại mát. Ngược lại nhiệt độ bình quân tháng giêng ở Thượng Hải là 3,4°C, cách mặt đất 0,8 m là 9,8°C. cách 1,6 m là 13,1°C, cách 3,2 m cao đến 17,3°C.

Nhiệt độ mặt đất và trong đất khác nhau, điều đó có liên quan với khả năng truyền nhiệt của đất đá. Mùa hè lúc nóng nhất, sóng nhiệt của mặt đất truyền xuống sâu rất chậm. Thời kỳ nóng nhất ở chỗ gần mặt đất xuất hiện chậm một ít so với thời kỳ nóng nhất trên mặt đất, còn chỗ cách mặt đất xa thì xuất hiện càng muộn hơn. Ví dụ thời kỳ nóng nhất ở Thượng Hải xuất hiện vào tháng 7, cách mặt đất 0,8 m xuất hiện vào tháng 8, cách 1,6 m xuất hiện vào tháng 9, cách 3,2 m xuất hiện vào tháng 11. Tương tự khi trên mặt đất thời tiết lạnh nhất thì sóng lạnh cũng không thể ảnh hưởng nhanh đến tầng sâu của đất, do đó thời kỳ lạnh nhất xuất hiện dưới mặt đất chậm hơn so với trên mặt đất nhiều. Ở Thượng Hải thời kỳ mặt đất lạnh nhất xuất hiện vào tháng giêng, cách mặt đất 0,8 m xuất hiện vào tháng 2, cách 1,6 m xuất hiện vào tháng 3, cách 3,2 m xuất hiện vào tháng 4.

Tình hình trên đây làm cho các thành phố ở khu vực vĩ độ cao rất giống với Thượng Hải. Như thành phố Xanh Petecbua của Nga, cách mặt đất 3 m, thời kỳ lạnh nhất trong một năm đến chậm 76 ngày so với mặt đất, khi trên mặt đất nóng nhất là tháng 7 thì cách mặt đất 3 m, nóng nhất là tháng 10. Thời kỳ lạnh nhất đến chậm hơn so với mặt đất 108 ngày. Mặt đất lạnh nhất là tháng 11 thì cách mặt đất 3 m lạnh nhất là tháng 5.

Trong quá trình truyền nhiệt xuống sâu trong đất, các tầng đất đều phải hấp thụ một số nhiệt, cho nên càng đi sâu vào thì sự biến đổi nhiệt độ hằng năm càng không rõ rệt. Đến một tầng sâu nhất định nhiệt độ sẽ giữ nguyên không biến đổi nữa. Ví dụ Đài thiên văn Pari, Pháp nằm dưới sâu cách mặt đất 28 m, đặt một nhiệt kế, hơn 200 năm nay vẫn chỉ 11,7°C.

Vì thời kỳ mặt đất nóng nhất, dưới sâu đất vẫn mát, thời kỳ mặt đất lạnh nhất, dưới sâu đất vẫn ấm, do đó nước của một số giếng sâu mùa đông ấm, mùa hè mát. Mùa đông vì dưới lòng đất ấm hơn nhiều so với mặt đất, cho nên người phương Bắc thường đào hầm sâu để cất giữ rau xanh rất tốt.

Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người?

Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá...

Ở đâu ra đỉnh núi bằng?

Dù là khách du lịch hay thuỷ thủ có kinh nghiệm, mỗi khi ngồi tàu thủy qua mũi Hảo Vọng ở phía nam châu Phi, thường bị "hút hồn" bởi một ngọn núi có...

Thế nào là bài toán "Nữ sinh Cachơman"?

Năm 1850, Cachơman người Anh đã đưa ra một bài toán khá lí thú: Một bà xơ dẫn 15 nữ sinh hàng ngày xếp hàng dạo chơi.

Bài toán thỏ gà chung lồng như thế nào?

Đây là bài toán cổ nổi tiếng được ghi trong sách “Sách toán Tôn tử”. Nội dung bài toán như sau:

Vì sao vết thương liền da thì sẽ cảm thấy ngứa?

Da của chúng ta phân thành m tầng, tầng biểu bì thấp nhất gọi là tầng sinh phát, sâu thêm một chút gọi là tầng da thật.

Tại sao tàu vũ trụ được phóng theo chiều quay của trái đất?

Các vận động viên muốn nhảy xa phải lấy đà, muốn ném lao cũng lấy đà. Đó là sự lợi dụng lực quán tính.

Vì sao trên biển nhiệt đới sản sinh gió lốc?

Hằng năm vào mùa gió lốc (áp thấp hay xoáy thuận) nếu chú ý nghe tin Đài phát thanh chắc chắn bạn sẽ phát hiện: gió lốc thường sản sinh trên biển Thái...

Trong hệ Mặt trời còn có hành tinh thứ 10 không?

Như ta đã biết hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn, nhưng từ lâu đến nay các nhà thiên văn đều bị một câu hỏi làm trăn trở, đó là quỹ đạo chuyển động thực...

Tại sao người máy có thể làm việc trên vũ trụ?

Khai thác và sử dụng tài nguyên vũ trụ là một nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng của loài người. Thế kỉ XX với sự phát triển của kĩ thuật du hành vũ...