Like
Share
Copy link
Tục ngữ nói: "Răng và lưỡi cũng có lúc đánh nhau"; quả đúng như thế. Có người khi ăn vì không cẩn thận mà lưỡi và môi bị răng cắn giập. Nhưng không vì thế mà người ta cảm thấy lo lắng, bởi vì vết thương này khỏi rất nhanh. Đó là vì nước bọt đã phát huy tác dụng.
Nước bọt là chất dịch hỗn hợp do các tuyến nước bọt tiết ra trong miệng (người lớn mỗi ngày tiết ra khoảng 1.000 - 1.500 ml). Khoảng 90% dung dịch này là nước, phần còn lại là bạch cầu, axit amin, một số nguyên tố vi lượng và men amylase (để tiêu hóa các hợp chất của nước và carbon). Ngoài ra, trong nước bọt còn có một loại men hòa tan và diệt chết vi khuẩn, tiêu độc cho vết thương và một chất kích thích biểu bì sinh trưởng. Rất nhiều động vật có vú sau khi bị thương thường dùng lưỡi liếm vào vết thương, giúp cho vết thương mau lành. Đó là vì trong nước bọt của chúng có chất kích thích biểu bì sinh trưởng này,
Ngoài ra, nhiệt độ trong miệng thường cao hơn so với bề mặt da; thần kinh và mạch máu ở lưỡi, môi cũng dày đặc; đó chính là điều kiện lý tưởng để chữa trị vết thương.
Độ rộng của đường sắt đều giống nhau phải không?
Tại sao Trung tâm văn hoá nghệ thuật Pompidou được xây dựng như một nhà máy?
Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù?
Vũ khí laser hoạt động như thế nào?
10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới
"Cassini" đã tiến hành quan trắc thổ tinh qua thế kỷ như thế nào?
Vì sao dầu và nước không thể hoà tan?
Vì sao thuỷ tinh "thép" đột nhiên bị vỡ?
Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?