Vì sao động đất phần nhiều xảy ra vào ban đêm?

Động đất là hiện tượng tự nhiên, nó gây cho loài người những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Một lần động đất từ cấp 7 trở lên, trong phút chốc có thể làm cho thành phố đổ sập thành bình địa, người chết hàng vạn, rất thảm khốc và thương tâm.

Tính nguy hiểm của động đất không những nhanh và mạnh mà phần nhiều lại xảy ra vào ban đêm, thậm chí đó là lúc mọi người đang ngủ say thì tai hoạ giáng xuống. Ví dụ một trong những lần động đất lớn ở thế kỷ XX là ngày 12 tháng 4 năm 1906 xảy ra động đất cấp 8,3 độ Richte ở Oasinhtơn Mỹ, xảy ra vào lúc 5 h 12' sáng. Lần động đất lớn nhất thế kỷ XX xảy ra ngày 22 tháng 5 năm 1906 ở Chilê với cấp 8,9 độ Richte xảy ra vào lúc 19 h 11', lần động đất ngày 28 tháng 7 năm 1976 ở Đường Sơn Trung Quốc với cấp 7,8 độ Richte xảy ra lúc 3 h 42', lần động đất ở Nhật Bản xảy ra ngày 17 tháng 1 năm 1995 xảy ra lúc 5 h 46, lúc đó mọi người đang ngủ say. Theo thống kê năm 1985 ở Trung Quốc xảy ra 25 lần động đất từ cấp 5 trở lên, trong đó có 20 lần xảy ra từ 19 h, sau lúc Mặt Trời lặn đến 6 h sáng hôm sau, chiếm 80% tổng số. Động đất xảy ra ban đêm lại càng khó tránh được tổn thất.

Động đất thực ra có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng trên thực tế thường xảy ra vào ban đêm là vì sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng gây nên. Như ta đã biết, sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng gây nên thuỷ triều, đồng thời nó cũng gây ra hiện tượng vỏ Trái Đất bị dâng lên, chẳng qua vì nó rất nhỏ nên ta không cảm nhận được mà thôi. Theo đo đạc, ngày sóc và ngày vọng (tháng âm lịch là ngày 1 hoặc ngày 15, ngày 16) vỏ Trái Đất ở vùng Bắc Kinh có thể dâng lên 40 cm. Nếu lòng Trái Đất đang trong quá trình hình thành trận động đất, đất đá dưới đất vùng đó chịu lực tác dụng gần với giới hạn lực nứt vỡ, lúc đó lại có thêm lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng cộng vào thì năng lượng động đất sẽ tăng thêm và đột phát ra. Ở đây lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời đóng vai trò châm ngòi bùng nổ.

Qua đó có thể thấy động đất phần nhiều phát sinh vào ban đêm, hơn nữa thường phát sinh vào đầu hoặc giữa tháng âm lịch là điều không có gì ngẫu nghiên.

Vì sao những hạt nước trên lá sen đều là những giọt nước nhỏ tròn vo?

Bạn đã từng chú ý đến sự việc này chưa? Mùa hè các hạt nước rơi xuống lá sen, chúng sẽ biến thành từng giọt, từng giọt nước nhỏ long lanh trong suốt. Chúng lăn qua lăn lại trên lá sen như những viên ngọc trai lăn trong khay vậy.

Vì sao coi không gian vũ trụ là môi trường thứ tư của con người?

Lục địa, hải dương, tầng khí quyển là ba môi trường tồn tại của con người và tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Những chỗ này hầu như chỗ nào cũng tồn...

Có phải hằng tinh là bất động không?

Trong hệ Mặt trời của ta, Mặt trời là một hằng tinh. Trái đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt trời.

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống.

Vì sao có thể phá mưa đá bằng phương pháp nhân tạo?

Mưa đá là thời tiết có hại. Mưa đá to phá huỷ mùa màng, làm sập nhà cửa, gây thương tích cho người và súc vật.

Đường sắt leo núi có điểm gì đặc biệt?

Đường sắt là một hình thức giao thông trên bộ được sử dụng rộng rãi nhất, nó có thể vượt qua sông bằng cầu lớn, cũng có thể vượt qua núi cao bằng...

Vì sao nói rượu ngon là nhờ môi trường thiên nhiên tốt đẹp?

"Nước là máu của rượu”. Câu nói này không có gì quá đáng.

Vì sao phải phóng vệ tinh khí tượng?

Trái Đất là một hành tinh. Phàm những thiên thể quay quanh hành tinh đều gọi là vệ tinh.

Thế nào là thư viện số hóa?

Ở Trung Quốc, thư viện Bắc Kinh và thư viện Thượng Hải đều là những thư viện hiện đại nhất. Chúng không chỉ có lượng sách báo tranh ảnh và tư liệu...